Đoàn rước nêu tiến cung qua cửa Hiển Nhơn. Ảnh: Thanh Toàn
Nhà thơ Nguyễn Bính đã gợi nhớ cảm xúc tết của người Việt qua những câu thơ: “Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều/ Mẹ tôi lo liệu đủ trăm điều/ Sân gạch tường vôi người quét lại/ Vẽ cung trừ quỷ, trồng cây nêu”.
Dựng nêu là một nghi thức đặc biệt trước thềm năm mới, đánh dấu cho biết ngày Tết đã tới. Thời Nguyễn, cây nêu dùng bằng cây tre được chọn kỹ lưỡng, thân cứng, thẳng và để nguyên một chùm lá ở phần ngọn. Nhà vua chỉ huy việc dựng nêu ở điện Thái Hòa, còn thân công, hoàng tử, đại thần lo việc dựng nêu ở các miếu điện, đền thờ. Mục đích ban đầu để mừng ngày Tết, sau đó cúng những Thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu. Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, cho dân chúng làm ăn thuận lợi.
Những năm gần đây, lễ Dựng nêu tại Hoàng cung Huế được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục dựng và tổ chức hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp. Trên cơ sở chất liệu cung đình, trung tâm đã xây dựng một kịch bản có tính nghi thức về lễ Dựng nêu, vừa là sinh hoạt có tính điểm nhấn, vừa tạo không khí vui tươi vào dịp mở đầu Tết Nguyên đán.
Mời bạn đọc chiêm ngưỡng một số góc nhìn đẹp trong lễ Dựng nêu sáng 23 tháng Chạp:
Nghi lễ cúng tế trước khi dựng nêu trước điện Long An Ảnh: Bảo Minh
Nghi lễ cáo thổ thần trước khi dựng nêu. Ảnh: Thanh Toàn
Đoàn rước nêu ngang qua Ngọ Môn. Ảnh: Thanh Toàn
Nêu cao trước Thế Miếu. Ảnh: Bảo Minh
Tin: Đồng Văn