Bão Hagibis gây thiệt hại nghiêm trọng ở Nhật Bản. Ảnh: Reuters/Tinmoi

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất trong những năm từ 2010 đến 2019, chiếm 44% tổng số, với nhiều loại thảm hoạ như động đất, sóng thần, lốc xoáy nhiệt đới, Aon nêu rõ trong báo cáo.

Theo Aon, các sự kiện thời tiết khốc liệt hơn, dân số nhiều hơn trong các thảm họa và sự gián đoạn chuỗi cung ứng lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu hóa đã góp phần làm tăng mạnh những thiệt hại kinh tế.

Ông Steve Bowen, giám đốc và nhà khí tượng học của nhóm dự báo tác động của Aon nhận định, “các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tất cả các loại hiện tượng thời tiết và sau đó tác động đến các khu vực ngày càng đô thị hóa".

Mặc dù Aon cho biết thiệt hại về kinh tế và bảo hiểm trong năm 2019 thấp hơn so với 2 năm trước đó nhưng năm ngoái là năm nóng thứ 2 được ghi nhận về nhiệt độ trên đất liền và đại dương.

Có 409 sự kiện thảm họa tự nhiên với tổng thiệt hại 232 tỷ USD trong năm 2019, với 71 tỷ USD được bảo hiểm bởi các chương trình bảo hiểm, báo cáo tiết lộ.

Ước tính thiệt hại trong năm 2019 của Aon cao hơn so với dự đoán của công ty tái bảo hiểm toàn cầu Munich Re khi tuần trước, công ty này ước tính thiệt hại do thảm họa tự nhiên nói chung trong năm ngoái là 150 tỷ USD, và thiệt hại được bảo hiểm là 52 tỷ USD.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)