Nông sản của nước ta như thủy sản, rau quả... vẫn vấp phải những hạn chế do thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng xuất vào EU.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngay sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng được hưởng ngay thuế suất 0%: cà phê, rau quả, hạt tiêu, mật ong tự nhiên… Riêng sản phẩm gỗ, 83% dòng thuế được xóa bỏ ngay và 17% sẽ được xóa bỏ trong 3-7 năm sau như ván dăm, sợi, gỗ dán...

Nhưng điều này không có nghĩa là xuất khẩu có thể bật tăng thần kỳ nhờ thị trường EU mở cửa và họ nhập hết các loại nông sản Việt xuất sang.

Với nông sản, dù EVFTA có ưu đãi với những quy định về biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) linh hoạt nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như thủy sản, rau quả... vẫn vấp phải những hạn chế do thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế, khó mà vượt được tiêu chuẩn khắt khe của EU.

EU còn có nhiều quy định không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn sản phẩm mà cả đối với quy trình sản xuất ra sản phẩm đó. Chẳng

"EVFTA chỉ mở đường cho sản phẩm hàng hóa đủ tiêu chuẩn chất lượng, vượt qua được "chướng ngại vật" là các điều kiện kiểm dịch ngặt nghèo cụ thể với từng mặt hàng để gia tăng giá trị xuất khẩu. Còn lại, lượng hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan đến đâu lại phụ thuộc vào lô hàng xuất đi của từng doanh nghiệp khi đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ, nguyên liệu. Tóm lại, xuất khẩu có thể tăng nhanh với doanh nghiệp nào đó nhưng chưa chắc đã tỷ lệ thuận ưu đãi thuế quan sẽ nhận được", Bộ Công Thương nhận định.

hạn, không được dùng hải sản được đánh bắt bất hợp pháp hay không được dùng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên mà chưa được phép.

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu không ít sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, ASEAN và các nước không thuộc khối có FTA với EU. Ví dụ hạt điều, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU, được nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria.

Hiện nay, EU có quy định tương đối chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ với hạt điều khi xem công đoạn gia công, bóc vỏ hạt điều là chế biến giản đơn. Do đó, muốn xuất khẩu được hưởng lợi về thuế quan, ngành điều nhân của Việt Nam phải chế biến từ nguồn điều nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc từ quốc gia có FTA với EU.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, để tận dụng được ưu đãi từ EVFTA, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, về tiêu chuẩn kỹ thuật và về vệ sinh an toàn động thực vật của EU.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần lưu ý rằng vượt qua những rào cản về thuế quan không có nghĩa là hàng hóa và dịch vụ của ta sẽ được chấp nhận bởi một thị trường đòi hỏi cao nhất thế giới như thị trường EU.

Là nền kinh tế có trình độ phát triển thấp so với các nước trong khu vực đã ký FTA với EU, Việt Nam sẽ có không ít thách thức phải đối mặt để hàng hóa, dịch vụ có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường này. Tuy nhiên, cần nhìn nhận những thách thức này là con đường mà sớm hay muộn cũng phải đi qua để đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.

Cần nhìn nhận những thách thức đặt ra tại EVFTA là con đường mà sớm hay muộn cũng phải đi qua để đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.

Đây chính là điều kiện đủ để Việt Nam có thể tận dụng hiệu quả các cam kết từ Hiệp định này nói chung và trong lĩnh vực mở cửa thị trường hàng hóa nói riêng.

Năm 2019, ngành nông nghiệp xuất khẩu hơn 40 tỷ USD, trong đó nhiều nhóm hàng lớn như rau quả 3,75 tỷ USD, thủy sản đạt 8,54 tỷ USD, gạo 2,7 tỷ USD..., tuy nhiên, tỷ trọng xuất của các nhóm hàng này vào EU vẫn còn rất khiêm tốn. Trong đó, thủy sản xuất sang EU không những không tăng mà còn giảm 13,09%, trị giá 1,247 tỷ USD và chiếm tỷ trọng trên 14,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong những năm qua, không ít lô hàng thực phẩm, rau quả và thủy sản của Việt Nam bị giám sát do không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí bị trả về. Như Tây Ban Nha từ chối nhập khẩu 8 lô hạt hạnh nhân có xuất xứ từ Australia và được chế biến tại Việt Nam do chứa chất aflatoxin vượt mức cho phép; Pháp cảnh báo 1 lô hàng cá ngừ từ Việt Nam nhiễm chất cấm nghiêm trọng....

Như vậy, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có số trường hợp bị cảnh báo và trả hàng về từ châu Âu nhiều nhất. Nguyên nhân do những lô hàng này không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU, chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm.

Nếu không nâng cấp được chất lượng hàng xuất khẩu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của EU, đặc biệt là về truy xuất nguồn gốc..., các doanh nghiệp sẽ không tận dụng được tối đa các ưu đãi do EVFTA mang lại.

Theo baodautu.vn