Thời hoàng kim của du lịch hàng không đứng trước nguy cơ do dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Người Lao động

Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đã và đang tăng gấp đôi. Tuy nhiên, thời hoàng kim này hiện đang đứng trước nguy cơ. Cụ thể, trong tuần này cổ phiếu của hãng hàng không Mỹ và nhiều hãng khác đã giảm đi trông thấy do nhiều hội nghị lớn đã bị hủy bỏ và khách hàng cũng dần từ chối đi lại vì lo ngại sự bùng phát, lây lan của dịch bệnh.

Vấn đề này đặt ra một năm khó khăn cho các hãng hàng không, nhất là khi các hãng đang gặp nhiều khó khăn do "sự tiếp đất lâu dài" (tạm thời ngưng hoạt động) của máy bay Boeing 737 MAX sau nhiều vụ tai nạn khiến hàng trăm người thiệt mạng. Được biết, các hãng vận chuyển cần nhu cầu đi lại mạnh mẽ đặc biệt là trong mùa cao điểm du lịch mùa xuân và mùa hè để duy trì năng suất cao. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng khả năng này dường như là không thể.

Trước tình hình dịch COVID-19 đã lây lan cho hơn 81.000 người và rất nhiều trường hợp nhiễm mới đã được xác nhận ngoài Trung Quốc, có thể nói nhu cầu đi lại bằng hàng không trong năm nay sẽ lần đầu tiên giảm sau hơn 1 thập kỷ, khiến các hãng hàng không thất thoát tổng cộng hơn 29 tỷ USD, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cảnh báo.

Đến nay, các hãng hàng không đã hủy hơn 200.000 chuyến bay. Trong đó phần lớn là các chuyến đến và đi từ Trung Quốc do dịch bệnh. Hiện các hãng đang cân nhắc triển khai các chính sách, điều khoản thay đổi để theo kịp các hạn chế.

Hãng hàng không Delta Airlines (Mỹ) đã cắt chuyến bay của hãng đến Hàn Quốc, nơi dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng nhất ngoài Trung Quốc. Hiện mỗi tuần hãng chỉ phục vụ 15 chuyến đến nước này, thay vì 30 chuyến như trước đây. Ngoài ra, tất cả 3 hãng hàng không lớn của Mỹ cũng tạm thời hoãn phục vụ các chuyến bay đến Trung Quốc và Hongkong, cũng như miễn phí đổi trả, hủy vé cho các chuyến đến Trung Quốc và Hàn Quốc khi nhu cầu “sụp đổ”.

Hiệp hội Doanh nghiệp Du lịch Toàn cầu (GBTA) vừa cảnh báo rằng virus COVID-19 sẽ khiến cho ngành công nghiệp du lịch thiệt hại gần 560 tỷ USD.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)