Dù cần thiết, nhưng ngay cả việc hỗ trợ để giảm đau, trợ thở cho các doanh nghiệp cũng là một trong những lý do của vấn đề. Tuy nhiên, ở lĩnh vực hoạt động này, điều lo ngại nhất là việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu, dẫn đến những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.

Khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 23% là dư nợ dự kiến bị tác động của dịch bệnh trong thời gian vừa qua - theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng. Hơn 300.000 tỷ đồng là tổng gói tín dụng mà ngân hàng đã tung ra để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như cá nhân. 18.000 tỷ đồng trong số này là tổng dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; khoảng 126.000 tỷ đồng là dư nợ được miễn, giảm lãi và dư nợ vay mới với lãi suất thấp là 165.208 tỷ đồng.

Hiểu một cách khác, đây cũng là cách để cứu mình trong tình hình hiện tại của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, ngay cả khi điều đó đã được thực hiện, các ngân hàng vẫn không hề có một kịch bản lạc quan. Lo âu không chỉ đến từ việc diễn biến dịch bệnh sẽ được kiềm chế hay phức tạp hơn, mà còn vì chủ của các khoản vay không dễ trả nợ ngay và trả nợ đúng hạn dù đã được cơ cấu lại nợ và giãn nợ.

Có thể sẽ vượt hơn 3% là tỷ lệ nợ xấu trong năm 2020 mà Ngân hàng Nhà nước ước tính. Theo kịch bản của quý 1, nợ xấu nằm trong biên độ từ 2,9% - 3,2% vào cuối quý nếu dịch bệnh được kiếm soát. Cũng theo kịch bản này, nợ xấu ở cuối quý 2 sẽ vào khoảng từ 2,6% - 3% cho đến cuối năm. Một kịch bản khác, có tỷ lệ xấu cao hơn, trong mức gần 4% vào cuối quý 2; đến hết năm 2020 sẽ vào khoảng từ 3,7% hoặc cao hơn. 

Tiết giảm chi phí, điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh, thắt chặt quản trị rủi ro, siết chặt chất lượng tín dụng ở các khoản vay mới; giảm chi lương, thưởng, cổ tức… là điều đã được các ngân hàng thương mại cổ phần tính toán và đưa vào thực hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, việc xác định phải đối phó với suy giảm kinh doanh, đối mặt với nợ xấu và thậm chí có thể phá sản cũng là điều được các ngân hàng này đặt ra, lường trước để có các phương án giảm sốc.

Chủ động nhận diện tình hình, lên các kế hoạch và phương án hành động và góp sức cùng Chính phủ để duy trì nền kinh tế và cũng là cách để “cứu” mình là điều đã được hệ thống ngân hàng đưa vào thực thi. Nhưng một kịch bản lạc quan nhất, nợ xấu cũng tăng từ 0,3 đến 0,5% và mức xấu nhất, có thể đến 1% là điều đã được tổng giám đốc một ngân hàng trong khối này dự báo, khi mà số lượng khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 từ khoảng gần 1.000 trong tháng 2 đã tăng gấp nhiều lần trong tháng 3.

Tại Thừa Thiên Huế, báo cáo của UBND tỉnh về tình hình kinh tế-xã hội trong tháng 3 và 03 tháng đầu năm cho thấy, dư nợ tín dụng ước thực hiện đến cuối tháng 3/2020 đạt 50.700 tỷ đồng, tăng 0,3% so với đầu năm; trong đó cho vay xuất khẩu khẩu 6,1%, tăng 6,3% so với đầu năm và nợ xấu toàn địa bàn ở mức 1.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng 1,97%.

Minh Hà