Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ chủ yếu được thúc đẩy bởi tiêu dùng địa phương. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN

Cụ thể, Bộ trưởng Piyush Goyal cho rằng Ấn Độ sẵn sàng thiết lập với Anh một thỏa thuận thương mại với nhiều ưu đãi nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là hiệp định thương mại tự do giữa hai nước.

Cùng lúc, Ấn Độ cũng đang trong quá trình thảo luận và đối thoại với các ủy viên thương mại của Liên minh châu Âu về một thỏa thuận lớn có thể bắt đầu bằng một thỏa thuận thương mại nhỏ với nhiều ưu đãi. Mục tiêu của Ấn Độ với EU cũng là thiết lập thành công thỏa thuận tự do với khối.

Tiến trình đàm phán giữa Ấn Độ và EU trước đó đã tạm ngưng từ năm 2013, sau 6 năm đàm phán.

Ấn Độ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào năm 2019 do lo ngại rằng sự tiếp cận của Trung Quốc vào thị trường mình và hiện nước này đang tìm kiếm những phương án mới để thúc đẩy xuất khẩu.

Ấn Độ cũng đang tăng cường các rào cản thương mại để ngăn chặn hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc vào thị trường, thay vào đó là hàng sản xuất nội địa để tiêu dùng trong nước.

“Ngoài dược phẩm, chúng tôi có hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, đồ da, nội thất, máy móc công nghiệp và đồ chơi. Đây là những lĩnh vực mà Ấn Độ có thể thỏa thuận với Anh với mức giá cạnh tranh”, Bộ trưởng Piyush Goyal nhấn mạnh.

Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ chủ yếu được thúc đẩy bởi tiêu dùng địa phương. 6 năm trước, chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu qua nhiều chương trình như “Made in India”, song không đạt nhiều hiệu quả.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)