Cần xử lý tảo độc trước khi đưa nước vào ao nuôi

Theo đó, nhiệt độ nước trong các ao nuôi trồng thủy sản có thể dao động ở mức cao hơn bên ngoài, dễ làm cho mật độ tảo phát triển dày đặc và nhanh chóng tàn lụi, làm môi trường ao nuôi dễ biến động; đặc biệt là độ pH, nồng độ PO43- tăng cao và các khí độc phát sinh, như NO2, NH3,…

Sở Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo, trong thời gian này, bà con cần tích cực bơm nước qua túi lọc vào ao nuôi đạt mức trên 1,2m; tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý môi trường và định kỳ bón vôi để duy trì ổn định các yếu tố môi trường nước, giảm hoặc không cho ăn vào các thời điểm từ 10 giờ đến 17 giờ trong ngày. Người dân cần thường xuyên theo dõi và duy trì các yếu tố môi trường trong ao nuôi ổn định, nằm trong ngưỡng phù hợp; cần có phương án xử lý, trao đổi với các cán bộ kỹ thuật của địa phương, hoặc các cơ quan chuyên môn để được hướng dẫn xử lý phù hợp.

Hiện nay, hệ thống cấp nước một số khu vực nuôi trồng thủy sản ở xã Giang Hải (huyện Phú Lộc), thị trấn Thuận An, xã Phú An, Phú Mỹ, Phú Xuân (huyện Phú Vang) mức nước cạn, có nhiều tảo tàn lụi. Vì vậy, bà con cần chú ý chọn thời điểm bơm nước lúc đỉnh triều cao, bố trí lấy nước lưu trữ và xử lý nước qua hệ thống ao lắng lọc.

Tin, ảnh: Hoàng Triều