Đội ngũ y tế phun khử trùng, nỗ lực hạn chế nguy cơ dịch COVID-19 lây lan. Ảnh minh họa: Reuters/Nhân dân Online

Cụ thể, một cuộc khảo sát qua điện thoại được thực hiện đối với người trưởng thành nhiễm COVID-19 nhẹ ở 13 tiểu bang của Mỹ cho thấy, sau 2-3 tuần kể từ lúc nhận kết quả xét nghiệm dương tính, 35% bệnh nhân chưa thể phục hồi thể trạng như ban đầu. Ho, mệt mỏi và khó thở vẫn là những triệu chứng kéo dài đến vài tuần. Trong số 292 người được phỏng vấn, có đến 274 người báo cáo có một hoặc nhiều triệu chứng tại thời điểm xét nghiệm COVID-19. Cũng trong số này, 26% bệnh nhân trong độ tuổi từ 18 – 24 chưa thể khỏe mạnh trở lại sau 14 – 21 ngày. Tỷ lệ ở bệnh nhân từ 35 – 49 tuổi là 32% và trên 50 tuổi là 47%.

Kết quả khảo sát cho thấy quá trình phục hồi sau khi mắc bệnh của các bệnh nhân COVID-19 sẽ bị kéo dài đối với cả những thanh niên không mắc các bệnh mãn tính.

Để ngăn chặn tối đa khả năng lây lan dịch bệnh, các nhà nghiên cứu khuyến khích tiếp tục giữ giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên, luôn luôn đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Tính đến 7h10 ngày 26/7 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 16 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 647.000 ca tử vong và gần 10 triệu người đã bình phục.

Tại một số quốc gia, đơn cử như Pháp, các cơ quan y tế của nước này đang thực hiện xét nghiệm COVID-19 miễn phí mà không cần sự chỉ định của bác sĩ. Động thái được triển khai như một phần trong chuỗi nỗ lực của chính phủ nhằm theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh lây lan sau khi Pháp dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran chia sẻ: “Chúng tôi sẽ không mô tả đây là đợt dịch thứ hai. Nhưng rõ ràng là trong nhiều ngày qua, sự gia tăng mạnh về số ca dương tính khiến chính phủ và cộng đồng phải đặc biệt lưu ý”. Cụ thể, Pháp ghi nhận 30.192 ca tử vong trong tổng số 180.528 ca nhiễm.

Cùng lúc tại Anh, giới chức Anh tuyên bố sẽ yêu cầu du khách người Tây Ban Nha khi đến nước này phải tự giác cách ly sau khi ghi nhận thông tin số ca nhiễm ở Catalonia tăng mạnh, làm dấy lên nỗi lo ngại về nguy cơ bùng phát đợt dịch mới.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Dw)