Hàng triệu tấn nhựa đổ ra biển mỗi ngày. Ảnh minh họa: VTV News

Những kết luận này được đưa ra sau khi phân tích các mẫu nhựa của 3 loại nhựa phổ biến nhất và mô phỏng trên máy tính, làm nổi bật quy mô ô nhiễm nhựa hiện có vốn đang làm tắc nghẽn đại dương lớn thứ hai thế giới.

Được biết, các đại dương trên Trái đất ước tính chứa khoảng 150 triệu tấn nhựa và thường ở dạng hạt vi nhựa. Những mảnh nhựa nhỏ này đã được phát hiện ở mọi đại dương trên hành tinh và thậm chí còn được phát hiện ở các đáy biển sâu nhất thế giới.

Mặc dù có mặt ở khắp nơi, nhưng rất khó để xác định chính xác số lượng nhựa ô nhiễm trên biển hiện có.

Do đó, để khắc phục điều này, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Hải Dương học Quốc gia của Anh đã phân tích các mẫu nhựa thu được từ 12 địa điểm, trải dài trên 10.000km ở Đại Tây Dương. Sau đó tiến hành đánh giá quy mô của 3 loại nhựa phổ biến nhất là Polyethylene, Polypropylene và Polystyrene ở độ sâu từ 10m – 100m dưới bề mặt nước biển.

Dựa trên các loại nhựa được tạo ra tính từ năm 1950, các nhà nghiên cứu ước tính Đại Tây Dương hiện chứa khoảng 17 triệu – 47 triệu tấn nhựa.

Con số đưa ra này cao hơn cả lượng nhựa ước tính đã đổ ra Đại Tây Dương từ giữa thế kỷ trước.

Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 200m ở tầng nước phía trên của Đại Tây Dương – nơi sinh sống của phần lớn các loài sinh vật biển chứa đến 20 triệu tấn vi nhựa.

Nhiều người cho rằng mỗi ngày có khoảng 8 triệu tấn nhựa đổ ra đại dương. Tuy nhựa có thể tái chế được nhưng các chiến lược quản lý chất thải đã không ngăn được dòng chảy của các phế phẩm này đổ thẳng ra biển.

Các nhà nghiên cứu cũng có biết thêm, đây là không chỉ là hậu quả của vấn đề xả thải, mà nhựa đổ ra biển còn đến từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của các gia đình như giặt áo quần có chất liệu tổng hợp, hoặc sự ăn mòn của lốp xe ôtô...

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)