Một khu vực cách ly ở thành phố Yokohama, Nhật Bản. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Kết quả từ cuộc khảo sát do nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Tsukuba thực hiện được cho là phản ánh sự lo ngại của những người được hỏi và các thành viên trong gia đình của họ bị nhiễm bệnh, và những cản trở đối với cuộc sống hàng ngày do xu hướng ở nhà trong bối cảnh đại dịch.

Kết quả là một phần của báo cáo tạm thời cho cuộc khảo sát trực tuyến, bắt đầu vào ngày 4/8. Khoảng 7.000 câu trả lời đã được thu thập đến ngày 10/8. Cuộc khảo sát cho thấy, lần lượt 38,3% và 41,8% người được hỏi cảm thấy căng thẳng ở mức "rất nhiều" và "một phần nào đó", trong tháng trước 8 do COVID-19.

Ông Hirokazu Tachikawa, Giáo sư của trường Đại học Tsukuba và là trưởng nhóm nghiên cứu nhận định: “Chỉ có khoảng 50% cảm thấy căng thẳng trong thời gian bình thường, vì vậy con số này là khá cao”.

Đối với câu hỏi về những gì mà người trả lời đã trải qua kể từ khi đại dịch bắt đầu lây lan vào tháng 2, câu trả lời phổ biến nhất, được trích dẫn bởi 2.635 người, là bản thân họ phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm; tiếp theo là những trở ngại đối với các hoạt động làm việc hoặc học tập do phải ở nhà, được 2.256 người lựa chọn; và nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình, được 2.184 người lựa chọn.

Trong khi đó, câu trả lời phổ biến thứ 4, được trích dẫn bởi 2.078 người, là họ có thể xem xét lại lối sống của mình, một động thái tích cực trong bối cảnh đại dịch. Nhiều người được hỏi nói rằng, họ đã “ứng phó” với việc ở nhà trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát bằng cách cố gắng tận hưởng những gì họ có thể làm trong nhà, ngủ đủ giấc và thu thập thông tin chính xác về COVID-19.

Được biết, nhóm làm việc sẽ tiếp tục nghiên cứu và phân tích mối liên hệ giữa đại dịch COVID-19 và chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Japan Times)