Tiếp, làm với với đoàn tại Văn phòng UBND tỉnh do ông Nguyễn Văn Phương, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, tổ chức, đơn vị liên quan.

Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Công phát biểu tại buổi làm việc chiều 23/9

Báo cáo tại buổi làm việc thông tin, cảng biển Thừa Thiên Huế thuộc nhóm cảng biển Trung Trung Bộ, có chức năng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm cảng nước sâu Chân Mây (Phú Lộc), cảng Thuận An (Phú Vang) và cảng biển chuyên dụng đang xây dựng tại Điền Lộc (Phong Điền).

Theo lãnh đạo các ban ngành chức năng địa phương phân tích, cảng biển Chân Mây hiện nay là một khu chức năng quan trọng trong Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, là khu bến chính của cảng biển Thừa Thiên Huế. Cảng có vị trí chiến lược rất thuận lợi để phát triển thành cảng đầu mối hàng hải quan trọng của khu vực miền Trung bởi tiếp cận với tuyến QL1A, nằm giữa hai sân bay quốc tế Phú Bài và Đà Nẵng.

Gần đây, bình quân hàng năm, hàng hóa qua cảng Chân Mây đạt khoảng 2,2 triệu tấn, chủ yếu là dăm gỗ, than, clinker,… xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…; số tàu du lịch qua cảng bình quân hàng năm khoảng 45-50 lượt, với lượng khách và thủy thủ khoảng 130.000-150.000 lượt khách. Cảng Thuận An có lượng hàng hóa thông qua cảng bình quân từ 300-350 nghìn tấn, chủ yếu là hàng rời, như clinker trung chuyển xuất khẩu, than nhập khẩu, cát bao, gỗ…

Tàu hàng cỡ lớn ra vào thuận tiện ở cảng biển Chân Mây

Tuy nhiên dự báo đến năm 2025, ở Thừa Thiên Huế có nhiều dự án lớn đi vào hoạt động, như Nhà máy sản xuất găng tay y tế 10 tỷ chiếc/năm, sợi 800 tấn/năm; 2 dự án sản xuất ô tô với công suất khoảng 220.000 xe/năm, dự án sản xuất đồ chơi Billion Max với công suất 20 triệu sản phẩm/năm,...), nên nhu cầu xuất hàng qua cảng Chân Mây là rất lớn ước khoảng 7 triệu tấn tấn hàng qua cảng.

Nhằm tạo điều kiện phát triển cảng biển, trong giai đoạn đến lãnh đạo và các ban ngành địa phương kiến nghị Bộ GTVT cùng đơn vị tư vấn bổ sung quy hoạch hệ thống cảng biển tổng hợp tầm quốc gia có cảng biển hàng hóa, container, có bến phục vụ tàu du lịch quốc tế và nhiều khu hạ tầng phụ trợ, như khu tập trung xử lý chất thải khi nạo vét, bến xăng dầu, bến cảng chuyên dùng khí hóa lỏng LNG phục vụ cụm kho LNG... với khả năng tiếp nhận được tàu hàng trọng tải cỡ lớn phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1771/QĐ-TTg ngày 05/12/2008 và có tầm chiến lược quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia đến năm 2050.

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Công đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam, đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của lãnh đạo và ban ngành, đơn vị liên quan ở Thừa Thiên Huế rà soát, cập nhật quy hoạch kinh tế - xã hội địa phương để điều chỉnh, bổ sung phù hợp với quy hoạch cảng biển. Bộ GTVT cũng thống nhất chủ trương theo đề xuất của tỉnh về việc đầu tư hoàn thiện các cảng biển số 2, số 3 ở Chân Mây và đầu tư nâng cấp cải tạo cảng Thuận An đủ năng lực để tiếp nhận các tàu cở lớn, hiện đại...

Dịp này, đại diện lãnh đạo Bộ GTVT cũng mong muốn Thừa Thiên Huế có chiến lược kêu gọi các nhà đầu tư tiếp tục xây dựng các chương trình, dự án để sớm đưa hệ thống cảng biển Thừa Thiên Huế hiện đại, đáp ứng nhu cầu du khách quốc tế, an toàn hàng hải trong thời gian sắp tới…

Tin, ảnh: Minh Văn