Lệ ấy là lệ làng..., không phải lệnh của chính quyền xã, thôn mà do các cụ cứ giữ lệ từ xưa. Các cụ bảo con cháu trong thôn: “Xưa bày nay làm”. Thế thôi. Không chỉ thôn tôi đi vét hói mà nhiều thôn làng khác nữa, cũng nô nức đi vét hói cùng ngày.


Đoàn viên thanh niên đang khơi thông cống rãnh

Chung quanh thành phố Huế là các xã thôn vùng ven, đất thổ cư, vườn tược nằm giữa những con lạch, hói được khơi đào có qui hoạch. Đâu phải chúng chỉ có chức năng dẫn thủy nhập điền thường xuyên mà còn là hệ thống chống úng; phối hợp với hệ thống cống rãnh của thành phố một cách “nhịp nhàng” để đưa nước nhanh ra sông lớn, trong những ngày mưa nặng hạt. Bởi vậy, thành phố và các xã vùng ven đâu bị lụt cục bộ như bây giờ. Tất nhiên, một trong những nguyên nhân là do đô thị hóa, phải lấp ruộng để dựng nhà ào ạt, không còn những ruộng, ao, hồ đầy nước như xưa. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là việc thiếu quan tâm khơi thông các cống, rãnh ở thành phố, hói lạch ở các thôn xã vùng ven. Sự khai thông không đồng bộ, thiếu sự chỉ huy thống nhất, không được thực hiện cùng lúc, nghĩa là không có qui hoạch, tổ chức nhịp nhàng toàn thành phố, toàn tỉnh vậy, dẫn đến những con đường ngập nước trong thành phố, tắc nghẽn giao thông…
 
Nên chăng, định một ngày chủ nhật đầu tháng 9 dương lịch hằng năm, làm ngày toàn tỉnh « KHƠI THÔNG DÒNG CHẢY », mọi người từ thành thị đến nông thôn, từ 16 tuổi đến 4O tuổi, cùng chung sức nạo vét cống, rãnh, kênh, mương, hói, lạch... Làm được như thế không chỉ là PCLB mà còn làm vệ sinh môi trường, có tính giáo dục cao đối với thanh thiếu niên về tính cộng đồng và phục hồi một lệ cổ hay đẹp của cha ông.
 
Hà My