Hiệp định RCEP đã được ký kết bởi 15 quốc gia thành viên vào ngày 15/11/2020. Ảnh minh họa: vnexpress

RCEP sẽ bao phủ khoảng 30% dân số và chiếm hơn 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Trong bối cảnh triển khai chính sách chính trị phù hợp sẽ tạo ra lợi ích đáng kể.

Theo nhận định của giới chuyên gia, RCEP có thể đem đến cho thu nhập của thế giới thêm 209 tỷ USD/năm và 500 tỷ USD cho thương mại thế giới vào năm 2030.

Ngoài ra, dự kiến hiệp định RCEP cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ có thể bù đắp những tổn thất toàn cầu gây nên bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Các hiệp định mới sẽ làm cho các nền kinh tế ở Bắc Á và Đông Nam Á hoạt động hiệu quả hơn, kết nối mạnh hơn thế mạnh của các nước về công nghệ, sản xuất, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.

Có thể nói, tác động của RCEP rất ấn tượng, mặc dù hiệp định này không quá khắt khe như CPTPP.

Xét về từng khu vực, Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi đáng kể từ RCEP, nhất khi đến năm 2030, khu vực sẽ tạo ra khoảng 19 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, lợi ích này vẫn ít hơn so với Đông Bắc Á bởi khu vực này đã có sẵn các hiệp định thương mại tự do với các nước đối tác RCEP.

Thêm vào đó, RCEP cũng thúc đẩy hội nhập kinh tế Đông Bắc Á.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nhật Bản năm ngoái đã lưu ý rằng các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do ba bên Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản vốn đã bị mắc kẹt trong nhiều năm, nhưng tình hình sẽ trở nên tích cực hơn ngay khi các nước ký kết thỏa thuận.

RCEP và CPTPP được xem là những ví dụ điển hình cho sự suy giảm trên toàn cầu về mô hình thương mại dựa trên quy tắc. Nếu RCEP thúc đẩy sự tăng trưởng cùng có lợi, các thành viên tham gia hiệp định, bao gồm cả Trung Quốc sẽ đạt được ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)