Khẩu trang y tế là nguồn rác thải độc hại không những với con người mà còn đối với môi trường. Ảnh minh họa: TTXVN

“Nhựa có thể tái chế được, vậy tại sao chúng ta không tái chế khẩu trang làm từ nhựa?” thanh niên 23 tuổi này cho biết.

Vào tháng 6, anh Kim đã lắp đặt một chiếc hộp thu gom khẩu trang tại trường của mình, Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Kaywon ở thành phố Uiwang, phía nam Seoul. Kể từ đó, anh đã thu thập được 10.000 chiếc khẩu trang đã qua sử dụng và cũng nhận được hơn một tấn khẩu trang bị sản xuất lỗi từ một nhà máy.

Để giảm nguy cơ lây truyền COVID-19, anh Kim giữ chúng trong kho ít nhất bốn ngày. Sau đó, anh loại bỏ nẹp và dây thun, rồi dùng một cây súng nhiệt nung chảy những chiếc khẩu trang ở nhiệt độ hơn 3000C trong một cái khuôn.

Kết quả từ nỗ lực của mình, anh Kim đã có những chiếc ghế đẩu ba chân cao 45cm được tái chế từ những chiệc khẩu trang trắng, hồng, xanh và đen để trưng bày trong triển lãm tốt nghiệp của mình. Để làm một chiếc ghế đẩu, anh Kim phải xử lý 1.500 khẩu trang. Mặc dù những chiếc ghế đẩu vẫn chưa được chào bán nhưng các bạn sinh viên cùng trường đã rất ấn tượng bởi ý tưởng và thiết kế bề mặt thô ráp của chúng.

Tiếp theo, chàng trai trẻ hy vọng sẽ làm ra những món đồ nội thất khác từ khẩu trang tái chế như ghế, bàn hoặc một số loại đèn. Anh cũng kêu gọi chính phủ và các công ty tư nhân tái chế khẩu trang bằng cách lắp đặt các chiếc hộp thu thập khẩu trang đã qua sử dụng.

“Nó có một thông điệp mạnh mẽ,” sinh viên nghệ thuật Park Sung-chan, 20 tuổi chia sẻ. “Điều này sẽ nhắc nhở chúng ta những gì chúng ta đã trải qua vào năm 2020 với dịch COVID-19 và việc làm này cũng thân thiện với môi trường.”

Anh Tuấn (Lược dịch từ Reuters)