Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện Đề án theo hướng sau:
Bổ sung vào Đề án cơ chế cụ thể về khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư theo phương thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến hết năm 2025 hoặc đến hết năm 2030 theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 46/2018/NĐ-CP ngày 14/3/2018 của Chính phủ. Trong thời gian này, tổ chức xác định những giá trị tài sản phù hợp như khu ga, một số tuyến đường sắt... để tiến hành giao theo hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.
Về bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 125/TB-VPCP ngày 25/3/2020 của Văn phòng Chính phủ. Nghiên cứu, lựa chọn một trong hai phương án: giao dự toán bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoặc cho Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức thực hiện theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, duy trì tốt an toàn chạy tàu.
Sau khi hoàn thiện Đề án, Bộ Giao thông vận tải gửi Đề án kèm theo dự thảo Quyết định phê duyệt đến Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp. Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính có ý kiến pháp lý về dự thảo Quyết định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2020.
Về xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (cũ) thu hồi từ các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, trên cơ sở Đề án được phê duyệt, việc xử lý tài sản này thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Theo VPCP