Dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành trên khắp thế giới. Ảnh minh họa: Guardian/VOV

“Các hạn chế sẽ tiếp tục được kiểm soát, theo dõi liên tục. Chính phủ sẽ xem xét 2 tuần/lần và ra lệnh bãi bỏ hạn chế nếu điều đó không còn cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch”, ông Boris Johnson cho hay.

Ngoài ra, vị thủ tướng cũng khẳng định sẽ tiêm chủng cho 4 nhóm dân số ưu tiên đầu tiên vào giữa tháng 2 tới.

Đối với việc châu Âu phê duyệt vaccine COVID-19 của Moderna vào ngày 6/1, Anh vẫn đang trong tiến trình đánh giá loại vaccine này.  

Được biết, vào ngày 6/1, Anh đã ghi nhận thêm 1.041 trường hợp tử vong mới gây nên do dịch COVID-19 – con số cao nhất kể từ đỉnh dịch hồi tháng 4. Kỷ lục 62.322 ca nhiễm mới cũng được ghi nhận trong 24h qua.

Trên toàn châu Âu, Đức ghi nhận tổng cộng 1.019 ca tử vong và hơn 21.200 ca nhiễm mới. Nước này cũng đã và đang vật lộn để đưa đợt dịch thứ hai vào kiểm soát. Vào ngày 5/1, Đức cũng tuyên bố gia hạn lệnh phong tỏa đến cuối tháng Giêng.

Nga cũng đã tiêm chủng cho 1 triệu người vaccine COVID-19 Sputnik V. Tại Nga, các nhà chức trách cũng báo cáo ghi nhận  24.217 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên hơn 3,3 triệu ca. Nga cũng tái ghi nhận 445 trường hợp tử vong trong 1 ngày, nâng số người tử vong vì đại dịch COVID-19 lên mốc gần 60.000 người.

Na Uy cũng lên dự thảo về một lệnh giới nghiêm nếu cần thiết.

Ở châu Mỹ, trong bối cảnh số ca tử vong tăng vọt vào mùa đông, Mỹ đã ghi nhận hơn 3.900 ca tử vong do COVID-19 trong 24h qua.

Các xe cấp cứu ở Los Angeles cũng được thông báo ngừng vận chuyển các bệnh nhân có khả năng sống cực kỳ thấp, do bệnh viện đã quá tải và nguồn lực cạn kiệt.

Tính đến 8h51p ngày 7/1, thế giới ghi nhận tổng cộng 87.618.339 ca nhiễm COVID-19, trong đó có gần 1,9 triệu người đã tử vong và hơn 63 triệu người đã bình phục. Mỹ, Ấn Độ, Brazil vẫn là ba nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới với lần lượt hơn 21 triệu trường hợp, hơn 10 triệu trường hợp và hơn 7 triệu trường hợp nhiễm bệnh.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw & Worldmeters)