Trên cơ sở chất liệu cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành nghi thức dựng nêu trong chốn Hoàng cung​

Trong đời sống cung đình Huế, trước ngày tết người ta làm lễ dựng nêu để báo hiệu ngày tết đã tới. Mục đích ban đầu để mừng ngày tết, sau đó cúng thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu. Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, dân chúng làm ăn thuận lợi.

Theo điển lệ, khi thấy cây nêu lấp ló trên những bức tường thành của chốn hoàng cung xưa, nhà dân mới bắt đầu tiến hành dựng nêu ăn tết, cúng thần cùng tổ tiên và vạch vôi trừ ma quỷ. Ngày giờ dựng nêu của dân chúng sau định lệ của triều đình.

Trên cơ sở chất liệu cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành nghi thức dựng nêu trong chốn hoàng cung để tạo ra không khí vui tươi vào dịp Tết Nguyên đán.

Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: “Tục trồng nêu ngày Tết là một nghi thức có ý nghĩa trong đời sống tâm thức của người Việt từ xa xưa, được hình thành, bảo tồn, kế thừa và phát huy ở nhiều dạng thức khác nhau. Đây là nghi thức xuất hiện phổ biến trong đời sống dân gian, Phật giáo và trong đời sống cung đình thời Nguyễn”.

Một số hình ảnh tại lễ dựng nêu:

Lễ dựng nêu được tiến hành theo nghi thức cung đình

Nghi thức rước nêu được tổ chức trang trọng

Ấn, giấy vàng bạc, cau trầu và sớ cúng để treo lên cây nêu

Việc tái hiện nghi thức dựng nêu mang đến cho mọi người nét sinh hoạt cung đình xưa

Các nghi thức lễ nghinh thần, tiến tửu, tiến trà, khánh hạ

Treo ấn lên nêu (Ngày xưa, triều đình treo ấn lên cây nêu thể hiện chấm dứt công việc, bắt đầu nghỉ tết)

Cây nêu bằng cây tre được chọn kỹ lưỡng, thân cứng, thẳng

Từ bao đời nay, hình ảnh cây nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng của ngày Tết Nguyên đán đối với người dân Việt

Tin, ảnh: Minh Hiền