Dịch bệnh COVID-19 với những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn đang khiến thế giới đảo lộn cả về kinh tế và xã hội. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Một khi con người đánh bại đại dịch, những thay đổi gây nên bởi COVID-19 đối với đời sống có thể sẽ chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, nhìn chung sau sự kiện này vẫn rút ra được một số bài học bao gồm:

Đầu tiên, rõ ràng là khi có một loại virus mới có khả năng lây nhiễm cao và nguy hiểm xuất hiện, con người phải hành động tích cực để tiêu diệt nó càng sớm càng tốt, thay vì chờ đợi và hi vọng đại dịch sẽ qua và chúng ta sẽ rút được nhiều bài học hơn.

Hơn 1 năm sau đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên ở Trung Quốc, nhiều quốc gia (chủ yếu là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương) đã thực hiện các bước tích cực nhất để đối phó với đại dịch và dường như khu vực này có nhiều lợi thế hơn so với phương Tây.

Thứ hai, một số quốc gia đang tiến hành chương trình tiêm chủng cho người dân của quốc gia họ nhanh và tốt hơn so với các nước khác. Các chính phủ triển khai chiến dịch tiêm chủng sớm có thể kể đến là Vương quốc Anh. Điều này phần nào giải thích cho những lời kêu gọi giảm nhẹ lệnh phong tỏa. Những bằng chứng ban đầu chỉ ra rằng vaccine COVID-19 không chỉ hỗ trợ giúp giảm bớt quy mô của các ca bệnh nghiêm trọng mà còn giảm thiểu sự lây lan.

Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác rằng nếu chính phủ các nước dỡ bỏ lệnh cấm và lệnh hạn chế quá sớm, nguy cơ xuất hiện các đột biến mới có khả năng kháng lại vaccine sẽ tăng lên.

Thứ tư, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã cho thấy rằng các chính phủ có thể chi nhiều tiền hơn mà không làm đảo lộn thị trường như hầu hết mọi người nghĩ. Mặc dù mức nợ chính phủ cao và ngày càng gia tăng đã đặt ra những câu hỏi lớn, nhưng thực tế là điều kiện tài chính vẫn rất lành mạnh, đặc biệt là thị trường trái phiếu dường như không gặp nhiều khó khăn. Điều này làm tăng khả năng rằng các chính phủ vẫn rất tham vọng về mặt tài chính của mình.

Thứ năm, bất chấp tiêu chuẩn sau đại dịch đối với làm việc từ xa có là gì đi chăng nữa, thì thói quen làm việc vẫn sẽ được thiết lập để cải thiện theo hướng linh hoạt hơn. Điều này sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực, bao gồm giảm thiểu thời gian lãng phí dành cho việc đi lại, ít áp lực hơn cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, thị trường lao động lớn hơn.

Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy sự chuyển dịch sang các tận dụng công nghệ, đặc biệt là đối với người tiêu dùng... Bên cạnh những yếu tố này, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã thúc đẩy sự trỗi dậy trên toàn cầu của châu Á về tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)