Công nhân có tay nghề cao về công nghệ đang làm việc tại Nhà máy sản xuất silica ở Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
Đồng thời chỉ ra những hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ phát triển NNL như: chính sách ưu đãi phát triển NNL; phát triển NNL công nghệ thông tin chưa đạt kết quả như mong đợi...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, NNL, nhất là NNL chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, tỉnh xác định phát triển NNL là một trong 6 chương trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Đề nghị các cấp, các ngành tập trung rà soát đánh giá thực trạng NNL của ngành, địa phương mình.
Trên cơ sở xác định cơ cấu ngành, cơ cấu kinh tế địa phương để chủ động kế hoạch phát triển NNL của ngành, địa phương mình, trong đó chú trọng NNL chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới...
Theo báo cáo của UBND tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020, quá trình sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế có chuyển biến phù hợp với xu thế chung và đúng định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cụ thể, tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ từ 38,3% năm 2015 đã tăng lên 41,1% năm 2020; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 32,7% năm 2015 xuống còn 31,9% năm 2020; khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 29% xuống còn 27,1%.
Chất lượng NNL được cải thiện, năng suất lao động tăng đáng kể với tốc độ bình quân đạt 10,8%/năm (năng suất lao động năm 2015 là 57,1 triệu đồng/lao động; năm 2020 đạt 94,5 triệu đồng/lao động)...
Tin, ảnh: Thái Bình