Các đại biểu chia sẻ thông tin tại hội thảo

Tại Hội thảo, các doanh nghiệp khởi nghiệp và các đại biểu khách mời đã cùng nhau trao đổi, đối thoại cùng với các cơ quan chức năng về cơ chế, chính sách và những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc hỗ trợ khởi nghiệp; chia sẻ các giải pháp kết nối doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, các hội,... với cơ quan quản lý, đồng thời đề xuất các việc làm cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đưa hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo  tiếp tục phát triển, đi vào thực tiễn cuộc sống. 

TS Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy số lượng và chất lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, UBND tỉnh đã sớm ban hành các kế hoạch nhằm đẩy mạnh triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” và gần đây UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Cố đô Khởi nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.  

Song song với việc xây dựng và phát triển để trở thành thành phố trực thuộc trung ương, khởi nghiệp đổi mới sang tạo luôn được chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế ưu tiên thúc đẩy phát triển với nhiều cơ chế, chính sách riêng. Nhờ đó mà thời gian qua Thừa Thiên Huế đã có nhiều mô hình hỗ trợ khởi nghiệp được ra đời và hoạt động hiệu quả, góp phần không nhỏ đưa kinh tế tiếp tục phát triển.

Tin, ảnh: Lương Xuân Trà