Google​ là một công ty con thuộc Tập đoàn đa quốc gia Alphabet của Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Động thái nói trên được đưa ra trong bối cảnh những lời chỉ trích cho rằng, các gã khổng lồ công nghệ đã không làm đủ để ngăn chặn thông tin sai lệch trên môi trường trực tuyến.

Đại dịch COVID-19 và cuộc bầu cử ở Mỹ hồi năm ngoái đã thúc đẩy sự gia tăng đáng kể của các thông tin sai lệch, một số ý kiến đổ lỗi cho truyền thông xã hội vì đã không chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, các nhà quản lý cho biết, các công ty có thể hành động thông qua những biện pháp hạn chế nặng tay.

Trong một động thái liên quan, ông Matt Brittin, người đứng đầu Bộ phận Kinh doanh & Hoạt động tại khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) của Google lưu ý: “Trong khi đối phó với sự không chắc chắn và những thách thức của năm ngoái, một điều đã được chứng minh là quan trọng hơn bao giờ hết đối với mọi người là tiếp cận thông tin chính xác và phân loại sự thật khỏi những điều hư cấu”.

Được biết, Quỹ Thông tin và Truyền thông châu Âu đã được Quỹ Calouste Gulbenkian và Viện Đại học Châu Âu ra mắt vào tuần trước, nhằm mục đích kêu gọi các nhà nghiên cứu, những người kiểm tra thực tế, các tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan hướng tới lợi ích công cộng khác để hỗ trợ trong cuộc chiến chống tin giả.

Quỹ Thông tin và Truyền thông châu Âu có thời hạn hoạt động 5 năm. Trong đó, Dự án Giám sát Truyền thông số châu Âu sẽ phụ trách việc đánh giá và lựa chọn các dự án cho Quỹ. Dự án Giám sát Truyền thông số châu Âu là một dự án của Ủy ban châu Âu (EC) được thành lập vào năm ngoái, và có các thành viên bao gồm những người kiểm tra thực tế và các nhà nghiên cứu học thuật.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)