Công việc dập văn bia cổ được các chuyên gia, nhà nghiên cứu thực hiện ở nhiều nơi trong tỉnh

Theo chân một nhóm chuyên dập văn bia cổ trên địa bàn tỉnh, chúng tôi mới hiểu được sự vất vả, gian truân mà của những người làm công việc thầm lặng này. Văn bia từ chùa chiền, đình thờ, các di tích, danh thắng… thường được các chuyên gia nghiên cứu ưu tiên dập. Tuỳ theo kích thước và những hình khối trên mỗi văn bia, thời gian dập sẽ khác nhau.

Anh Lê Thọ Quốc – cán bộ Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế - người thường xuyên làm công tác dập văn bia kể rằng, có văn bia chỉ cần dập vài ba tiếng sẽ xong, nhưng cũng có vài văn bia dập mất vài ngày với nhiều người làm cùng lúc. “Có khi thành công, nhưng cũng có khi hư hỏng, phải làm lại”, anh Quốc nói.

Trước khi tiến hành dập một văn bia nào đó, các thành viên phải lần lượt các thao tác theo quy trình của công việc như làm sạch văn bia, tạo lớp chất kết dính, ấp dán loại giấy chuyên dụng, rồi sau đó mới tiến hành công đoạn chính dập mực lên từng kí tự, hình khối.

Đến thời điểm này, anh Quốc cùng nhiều cộng sự của mình đã thực hiện dập hàng trăm văn bia. Không chỉ ở Huế, đoàn còn thực hiện công việc này ở nhiều tỉnh, thành khác trong quá trình nghiên cứu, lưu trữ tư liệu.

Những hình ảnh về công việc dập văn bia được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Trước khi thực hiện công việc dập, các chuyên gia tiến hành một số công đoạn kĩ thuật như làm sạch, quét chất kết dính

Những hoa văn được dập nổi lên trên mặt giấy rất đẹp mắt

Công việc này không chỉ mất thời gian mà đòi hỏi sự tỉ mỉ, am hiểu

Những dòng kí tự được dập lần lượt hiện ra 

Để dập được những kí tự, hoa văn trên văn bia đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu các kĩ thuật, tận tuỵ với công việc

Các chuyên gia dập văn bia trong chùa Thiên Mụ

Một bản dập được phơi khô

Đây được xem là công việc thầm lặng, phục vụ cho việc nghiên cứu, lưu trữ

Clip dập văn bia

N. MINH (thực hiện)