ClockThứ Sáu, 26/05/2017 13:36

Cần quản lý giá dịch vụ tại biển Thuận An

TTH - Theo thống kê của Ban Quản lý bãi tắm Thuận An (Phú Vang), ngày lễ hoặc cuối tuần năm nay, biển Thuận An đón trung bình từ 6.000 đến 7.000 lượt khách về nghỉ ngơi, tắm biển, trong đó có nhiều khách trong và ngoài nước.

Thuận An tấp nập người tắm biển

Hiện nay, khách về với biển Thuận An rất đông, hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch biển đã được đầu tư, chỉnh trang khá đồng bộ, quán xá được xây dựng đẹp, kiên cố, có đường bê tông dành cho việc đi bộ rất khang trang, đèn chiếu sáng đầy đủ, các bãi giữ xe, nơi tắm nước ngọt rộng rãi, gọn gàng; bãi tắm có đặt nhiều thùng rác để giữ gìn vệ sinh chung cũng như quy định không được ăn uống tại bãi tắm…

Tuy nhiên, một vấn đề mà rất nhiều khách du lịch phàn nàn là giá cả dịch vụ ăn uống đang còn quá đắt đỏ. Đáng nói hơn là nhiều quy định ép buộc du khách trả tiền một cách miễn cưỡng rất khó chịu. Ví dụ, ở các quán tại bãi tắm số 4, bảng giá thực phẩm hải sản không niêm yết giá, chỉ ghi chung chung “du khách không dùng hải sản phải trả tiền ghế ngồi 20.000đ/ghế/người, nếu dùng hải sản thì không mất tiền ghế”, trong khi giá hải sản thì không biết là phải trả bao nhiêu. Chính vì vậy, gia đình tôi đã phải trả một số tiền rất lớn.

Hơn cả năm trời quay lại biển, chúng tôi vào một quán ở bãi tắm số 4, mọi người trong gia đình kéo ghế ngồi, chúng tôi gọi nhiều món: bánh lọc, trìa, bia, nước ngọt, mỳ xào… Nhưng khi tính tiền, giá cả đã đắt đỏ lại phải chịu tính thêm tiền ghế mà gia đình tôi đi cũng khá đông gần 20 người, trong đó có rất nhiều trẻ em. Tôi hỏi vị chủ quán, tôi đã trả số tiền này rồi sao lại tính thêm tiền ghế, câu trả lời mà vị chủ quán đưa ra là nhà tôi không ăn hải sản, mà hải sản quy định ở đây phải là tôm, cua, cá, mực. Để khỏi phải trả tiền ghế, chúng tôi đành mua 2 con mực với giá trên trời 300.000đ/con.

Làm dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch luôn phải đảm bảo tính công khai, trung thực và phục vụ tận tâm. Điều này vừa tạo điều kiện an toàn cho du khách; mặt khác, sẽ làm tốt công tác quảng bá du lịch thân thiện cho địa phương và quan trọng nhất là tạo dựng thương hiệu cho cá nhân. Mong rằng, chính quyền các cấp có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt để dẹp nạn làm du lịch theo kiểu “ăn xổi” nhằm xây dựng một thương hiệu du lịch biển của tỉnh ngày một tốt hơn.

Gia Hân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Thông tin doanh nghiệp:
Các dịch vụ thuê tại AEON MALL Huế: Thuê mặt bằng, thuê hội trường, thuê quảng cáo...

Là dự án được mong đợi nhất năm 2024 tại miền Trung, AEON MALL Huế không chỉ mang đến không gian mua sắm hiện đại đậm nét văn hóa cố đô, mà còn cung cấp các dịch vụ cho thuê vô cùng hấp dẫn. Hãy cùng khám phá những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm cơ hội mới.

Các dịch vụ thuê tại AEON MALL Huế Thuê mặt bằng, thuê hội trường, thuê quảng cáo
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Return to top