ClockThứ Hai, 25/12/2023 06:39

Chấn chỉnh hoạt động dịch vụ tại di tích

TTH - Sau “lùm xùm” việc đoàn du khách vào dâng hương trong Thế Miếu, Đại Nội Huế vừa qua (8/12), đại diện đoàn khách sau đó đã có buổi làm việc với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và xin lỗi vì những rắc rối mà đoàn gây ra; đồng thời, gỡ các video gây xôn xao dư luận. Về phía Trung tâm BTDTCĐ Huế cũng xem đây là bài học để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh các hoạt động dịch vụ của mình.

Đề án 06 tạo nền tảng để phục vụ người dânTăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyếnChuyển đổi số ở di tích Huế

 Đại diện đoàn khách liên quan sự việc “lùm xùm” ở Thế Miếu tại buổi làm việc với Trung tâm (Ảnh: Trung tâm BTDT cung cấp)

Nằm trong Quần thể di tích Cố đô Huế, Đại Nội thường xuyên đón các đoàn khách tham quan trong và ngoài nước. Lâu nay, các các khâu tổ chức tiếp đón được chuẩn bị chu đáo, nhất là đối với các đoàn khách là lãnh đạo các cấp, đoàn khách quốc tế… Phó Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế Lê Công Sơn cho biết, khi có thông tin đón các đoàn khách tham quan, dâng hương, chúng tôi đều bàn bạc rất kỹ cùng các bộ phận để phân công, xây dựng kịch bản chi tiết: lễ tổ chức như thế nào, hình thức, trình tự, thời gian ra sao. Ở các lễ tế lớn thì bộ phận Nhà hát Nghệ thuật Cung đình làm những gì, vị trí nhạc công đứng ở đâu, thực hiện những gì trong nghi lễ… Dù đón đoàn lớn hay nhỏ, khi nào các bộ phận cũng họp bàn, xây dựng kịch bản, nhất là trong lễ dâng hương, vì mỗi đoàn yêu cầu mỗi khác, với những yêu cầu không chấp nhận được, chúng tôi loại ngay từ đầu.

Sau sự việc đáng tiếc xảy ra ở Thế Miếu, Trung tâm đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến phản ánh của các cá nhân, triệu tập họp khẩn để chấn chỉnh bộ phận phục vụ lễ dâng hương, phê bình và kiểm điểm các cá nhân liên quan. Bộ phận phục vụ lễ dâng hương và các cá nhân liên quan cũng đã nghiêm túc nhận những sai sót là do chưa kịp thời báo cáo lãnh đạo trung tâm xin ý kiến chỉ đạo dẫn đến việc xảy ra sự việc nói trên.

“Chúng tôi khẳng định về công tác quản lý, lâu nay không có “lỗ hổng”, tất cả mọi việc đều chỉn chu từ kế hoạch thực hiện, phân công tổ chức. Tuy nhiên, sau vụ việc này đơn vị sẽ rà soát lại cụ thể hơn nữa”, Phó Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế nói. “Quan điểm của Trung tâm rất quyết liệt để xử lý, chấn chỉnh “chệch choạc” trong phối hợp giữa các bộ phận, hạn chế thấp nhất những sai sót. Và quan trọng nhất phải cầu thị, biết mình sai ở đâu để sửa, để không lặp lại sai sót đó. Có nhiều yếu tố bất khả kháng, nhưng không phải vì vậy mà chúng tôi bao biện cho cái sai của mình. Nếu giám sát chặt hơn, quyết liệt hơn thì chưa chắc đã xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy. Bản thân tôi tại cuộc họp của ban giám đốc cũng nhận trách nhiệm chính sau vụ việc”, ông Sơn bày tỏ.

Lãnh đạo Trung tâm cũng cho biết, thời gian tới, Trung tâm sẽ giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động dịch vụ, nhất là các dịch vụ mới đưa vào khai thác, chuẩn hóa lại thái độ phục vụ khách từ bảo vệ đến nhân viên. Các bộ phận dịch vụ liên quan sẽ tăng cường kiểm soát và hướng dẫn du khách khi vào tham quan di sản, khu vực tôn nghiêm, việc này không chỉ giúp đảm bảo an ninh trật tự trong di tích mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách. Về lâu dài, trung tâm cũng sẽ tổ chức đào tạo, hướng dẫn kỹ năng cho nhân viên trong giao tiếp, quản lý, xử lý các tình huống nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và thân thiện.

TS. Lê Vũ Trường Giang, Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế:

Đây là một vấn đề lớn, ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động du lịch trong khuôn viên các di tích ở Huế và có khả năng tái diễn lại. Do đó, theo tôi cần có những giải pháp lâu dài, quy củ để thắt chặt quản lý hoạt động của du khách khi tham quan du lịch, nhất là các điểm tâm linh, liên quan đến yếu tố lịch sử, các nghi lễ truyền thống có tính điển lệ, điển chế...

Mặt khác, Trung tâm BTDTCĐ Huế cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, linh hoạt, nắm vững quy định pháp luật, cơ chế làm việc, kịp thời xử lý các hoạt động có tính tự phát, ngẫu hứng trong khuôn viên di tích. Nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ, giám sát, an ninh… đối với hoạt động tham quan của du khách tại Di tích Huế.

Tôi đánh giá rất cao sự cầu thị, tích cực từ phía Trung tâm qua sự việc vừa rồi và cách giải quyết vụ việc một cách hài hòa nhất khi đang được dư luận quan tâm. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong kinh doanh, hoạt động du lịch tại các điểm di tích có nhiều du khách. Cần thiết ban hành chế tài xử lý các vi phạm để có tính răn đe, tránh các sự việc tương tự tái diễn tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến chốn linh thiêng, góp phần xây dựng môi trường du lịch Huế thân thiện, hiếu khách, văn minh. Hy vọng Huế sẽ tiếp tục khởi sắc trong hoạt động du lịch và những sự việc đáng tiếc như thế sẽ không có cơ hội xảy ra nữa.

Phan Thành (ghi)


LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
4.6
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Thông tin doanh nghiệp:
Dịch vụ in logo lên bình giữ nhiệt Lock&Lock cao cấp làm quà tặng

Trong thời đại hiện nay, khi doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh và tạo dấu ấn thương hiệu, việc lựa chọn quà tặng doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Bình giữ nhiệt Lock&Lock với thiết kế sang trọng và khả năng giữ nhiệt tốt, không chỉ là món quà hữu ích mà còn là công cụ quảng bá thương hiệu hiệu quả.

Dịch vụ in logo lên bình giữ nhiệt Lock Lock cao cấp làm quà tặng
Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch

TIN MỚI

Return to top