ClockChủ Nhật, 10/08/2014 07:27

Chính quyền địa phương đang điều chỉnh tuyến

TTH - Thời gian qua, trước thông tin chính quyền địa phương sẽ phá bỏ ngôi miếu cổ đã tồn tại hàng ngàn năm để mở rộng đường dân sinh, nhiều người dân thôn Hòa Duân, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang lo lắng, không đồng tình.

Theo những người dân trong làng, ngôi miếu này tồn tại rất lâu, có từ thời “khai canh lập ấp”. Mỗi năm, vào độ xuân thu, người dân lại tề tựu về đây tổ chức lễ tế một cách thành kính, với ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho cuộc sống của người dân trong vùng đủ đầy, ấm no hạnh phúc. Khi chính quyền địa phương thông báo việc đền bù một phần đất ngôi miếu sẽ bị đập bỏ, người dân rất bất ngờ. Nhiều ý kiến cho rằng, quá trình họp bàn bạc về việc dỡ bỏ ngôi miếu để mở rộng đường, hầu hết 500 hộ dân trong vùng không được tham gia, chỉ có cán bộ cốt cán của chính quyền, thôn trưởng, xóm trưởng và duy nhất 1 người dân có mặt.

Hàng năm, dân làng đến tổ chức lễ tế ở ngôi miếu này cầu mưa thuận gió hòa

Ông Hồ Văn Ninh (54 tuổi, người dân có mặt tại buổi họp) cho hay, buổi chiều hôm đó lúc đi làm về, ông nghe loa phát thanh thông báo về cuộc họp. Có lẽ thông báo chưa rõ ràng, nên không có người dân nào đến tham dự. Tại buổi họp, khi nghe ngôi miếu sẽ bị phá bỏ để mở đường, ông Ninh có ý kiến không nhất trí và đề xuất chính quyền địa phương nên tổ chức họp với những người lớn tuổi, các họ tộc ở địa phương để bàn bạc lại. Tuy nhiên, sau đó, chính quyền vẫn có thông báo về số tiền đền bù là 70 triệu đồng.

Đối với việc mở rộng con đường nói trên, người dân cho rằng, con đường này trước đây vốn thông ra bãi biển, rất tiện cho người dân ra biển đánh bắt hoặc sinh hoạt. Vậy nhưng, từ khi chính quyền địa phương giao đất cho dự án của một thương nhân người Pháp, khu nhà hàng khách sạn được xây dựng, lối ra biển bị bít kín. Con đường “bỗng dưng” chạy thẳng vào khu resort. Người dân ra biển sinh hoạt, làm ăn phải đi vòng bằng một con đường khác, xa hơn. Nhiều ý kiến cho rằng, con đường mà xã đang mở rộng, ở phía cuối đường đã bị chặn, dân không thể ra biển được, đã trở thành đường “cụt” thì mở rộng làm gì?

Theo ông Nguyễn Văn Chường, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, việc mở đường là theo quy hoạch nông thôn mới, để dân đi lại thuận tiện, phát triển kinh tế, tránh tai nạn giao thông. Kinh phí cho việc này do tỉnh, huyện cấp. Có 6 trục đường trong xã phải mở, nhưng do chưa đủ kinh phí, nên trước mắt chỉ mở rộng con đường bên hông ngôi miếu. Việc dân phản ánh, chính quyền không tổ chức họp dân triển khai về việc mở đường, phá miếu là không đúng. Chính quyền đã tổ chức liên tiếp 3 cuộc họp dân, tuy nhiên không hiểu vì sao, người dân không đến họp.

Mặt khác, ngôi miếu vốn chỉ là di tích tâm linh của người dân trong vùng, chứ chưa có cấp nào công nhận. Để giải phóng mặt bằng làm đường, xây dựng nông thôn mới, ảnh hưởng một phần đến ngôi miếu là đều không thể tránh khỏi. Nếu ngôi miếu bị xâm phạm, chính quyền địa phương sẽ bố trí một khu đất mới, để người dân xây miếu, đảm bảo việc lễ tế của người dân.

Chính quyền bảo tổ chức mà dân không đến họp, còn người dân lại cho rằng không được thông báo. Tìm hiểu sự việc này, mới hay ban đầu xã chỉ mời thôn trưởng, cụm trưởng đến họp, giao cho những người này thông báo lại đến từng hộ dân. Trước việc người dân không đồng tình, chính quyền đã tổ chức một buổi họp để người dân cùng bàn bạc, đưa ra ý kiến. Sau buổi họp, chính quyền địa phương đã cân nhắc theo ý kiến, nguyện vọng của người dân.

Sự việc nêu trên chứng tỏ ngay từ đầu giữa chính quyền và người dân chưa có sự “gặp gỡ” bởi cách làm chưa thấu đáo. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu chính quyền và người dân có “tiếng nói chung”, làm theo quy định của pháp luật, phù hợp đạo lý, thì mọi việc sẽ suôn sẻ. Mới đây, trao đổi qua điện thoại, ông Chường cho hay, hiện địa phương đang điều chỉnh tuyến, giải tỏa phía các hộ dân để mở rộng con đường, không phải phá bỏ ngôi miếu nữa.

Bài, ảnh: Duy Trí-Linh Chi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế

Dù đã nhận tiền đền bù, bố trí lô đất tái định cư, nhưng ông, bà Nguyễn Thế Cường và Trần Thị Thu Hương vẫn không chịu bàn giao mặt bằng cho Nhà nước và chiếm dụng đất công trong nhiều năm tại số 24 An Dương Vương (phường An Cựu, TP. Huế).

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế
Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Return to top