ClockThứ Ba, 27/08/2013 13:09

Mong một cây cầu vững chãi

TTH - Hói Dừa là vùng xa của thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc), nằm bên chân đèo Hải Vân. Toàn khu vực có hơn 110 hộ gia đình, muốn đi lại với các địa bàn khác chỉ có con đường duy nhất là phải băng qua suối trên cây cầu tre tạm bợ. Tuy nhiên qua mỗi mùa mưa lũ, nước suối dâng cao, cây cầu lại bị cuốn trôi, việc đi lại của bà con trong vùng bị cản trở; khổ cho hàng trăm học sinh nơi đây phải nghỉ học dài ngày vì bị cô lập. Để giải quyết tình trạng đó, bà con cùng nhau góp tre nứa để làm cầu tre đi tạm nhưng chỉ qua lại trong mùa nắng. Từ năm 2000 đến nay, không dưới 10 lần cây cầu ở Hói Dừa được nâng cấp, làm mới, nhưng vẫn theo điệp khúc “tạm vẫn hoàn tạm”.
 
Cây cầu tạm ở Hói Dừa chỉ giúp bà con địa phương đi lại được trong mùa nắng ráo
 
Anh Lê Văn Hoàng, một người dân trong khu vực, cho biết: “Mỗi lần qua cây cầu, ai cũng biết là nguy hiểm, nhất vào lúc mưa gió nhưng vẫn phải đi, chứ có lối nào khác”. Bà Hoàng Thị Mây, 70 tuổi, chia sẻ khi chúng tôi có mặt ở Hói Dừa: “Đi trên chiếc cầu tre mới thấy được nguy hiểm luôn tiềm ẩn theo mỗi bước chân, vì nó rung, lắc bần bật. Chỉ cần sơ sẩy là rơi ngay xuống suối không biết tính mạng sẽ ra sao. Vậy mà, hàng ngày vẫn có hàng trăm người dân Hói Dừa qua lại chiếc cầu chông chênh này”. Anh Lê Văn Ngọc, tổ trưởng khu vực Hói Dừa, nói: “Rất nhiều lần bà con Hói Dừa lần kiến nghị trong các cuộc họp ở thị trấn Lăng Cô về cây cầu tạm. Những trăn trở của bà con, chính quyền địa phương đã hiểu, nhưng do kinh phí xây dựng một cây cầu vượt quá khả năng nên đến bây giờ vẫn chẳng thấy...”. 
 
Mong một cây cầu bắc qua dòng suối ở trung tâm Hói Dừa là khát khao lâu nay của người dân Hói Dừa.
Minh Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế

Dù đã nhận tiền đền bù, bố trí lô đất tái định cư, nhưng ông, bà Nguyễn Thế Cường và Trần Thị Thu Hương vẫn không chịu bàn giao mặt bằng cho Nhà nước và chiếm dụng đất công trong nhiều năm tại số 24 An Dương Vương (phường An Cựu, TP. Huế).

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế
Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Return to top