ClockThứ Hai, 05/08/2013 17:48

Rất cần sự để mắt của các cơ quan chức năng

TTH - Ngay sau khi cầu Dã Viên hoàn thành và đưa vào sử dụng, chúng tôi đã cảm giác về sự mất an toàn cho người đi đường và từng có bài viết đăng trên mục “Ý kiến bạn đọc” của báo Thừa Thiên Huế về vấn đề này. Trong bài viết ấy, chúng tôi đề cập thực trạng dòng phương tiện đổ về đường Phan Chu Trinh và những bất hợp lý cần quan tâm: “…trên một quãng ngắn chỉ vài trăm mét lại có đến 3 điểm giao cắt giữa đường Phan Chu Trinh với các tuyến Điện Biên Phủ, Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ với lượng lưu thông không nhỏ nên thỉnh thoảng xảy ra ùn tắc cục bộ. Đặc biệt, cách các điểm giao cắt chỉ vài chục mét là những gác chắn đường sắt. Gặp những lúc tàu qua, gác chắn đóng. Đến khi hết tàu, mở chắn thì ùn tắc càng nghiêm trọng; lại càng đặc biệt tệ hại hơn nếu đó là giờ cao điểm vào đầu buổi sáng và cuối buổi chiều... Va quệt, tai nạn, gây gổ giữa những người tham gia giao thông có thể nói là nguy cơ thường trực.” Từ thực trạng ấy, chúng tôi đề xuất lắp đặt các cụm đèn điều khiển giao thông tại các giao lộ nói trên là điều cần tính đến. Nếu chưa có điều kiện thì rất cần sự có mặt các lực lượng chức năng tại các giao lộ trên để điều tiết giao thông, hạn chế ùn tắc và tai nạn.
Đáng tiếc là đề xuất trên hình như không mấy được lưu tâm. Và rồi, chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra những tai nạn thương tâm, làm chết và bị thương nhiều người tại ngã tư Điện Biên Phủ-Phan Chu Trinh; Phan Bội Châu-Phan Chu Trinh. Dù vì lý do gì đi nữa, lỗi phải thuộc về ai đi nữa thì những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng kia đều nói lên một điều rằng, những giao lộ trên là những “điểm đen”, rất cần sự để mắt, tìm giải pháp của các cơ quan chức năng. Bằng không, con số các vụ tai nạn, số người chết, người bị thương sẽ không dừng lại.
Huy Khánh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian

Những bức tranh bích họa dọc theo nhiều tuyến đường ở Huế được coi là địa điểm check in hấp dẫn, thu hút nhiều du khách và giới trẻ. Song, theo thời gian, những hình ảnh sống động, đẹp mắt, độc đáo và ý nghĩa ấy đã hoen ố, một số bức bị xuống cấp, bôi bẩn, mốc meo.

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn
Return to top