ClockThứ Bảy, 13/05/2017 09:06

“Sống chung” với người chết

TTH - Mỗi lần có dịp về thăm quê, chúng tôi thường ra nghĩa địa của làng, để thắp cho cha mẹ, ông bà nén nhang. Cứ mỗi lần về lại thấy khu nghĩa địa đầy hơn một cách nhanh chóng. Mồ mả san sát. Những trảng cát dùng làm nơi an nghỉ cho người qua đời cứ thu hẹp dần. Cứ thế, những ngôi mộ ngày càng sát vách nhà dân. Gần đến mức, có những chiếc giếng nước chỉ cách các huyệt mộ vừa chôn vài chục bước chân. Cũng như ở thành phố, các nghĩa địa quá tải đang trở thành vấn đề bức bách ở nông thôn.

Cách đây hơn 5 năm, người viết có dịp trò chuyện cùng một chuyên gia Nhật Bản. Khi ấy, ông đang đến giúp Huế phát triển du lịch ở Thủy Biều. Điều làm chuyên gia Nhật khi ấy băn khoăn là vấn đề ô nhiễm rác sinh hoạt trong các làng mạc, khu dân cư ở Huế và phong tục địa táng của người dân ở đây. Ông bảo: Tôi không nghĩ rằng, đến nay, người dân Việt Nam vẫn còn giữ phong tục chôn cất người chết bị xem là lạc hậu như vậy. Việc địa táng ngày nay không còn phù hợp với xu thế hiện đại vì nó gây lãng phí đất đai và ô nhiễm môi trường.

Hàng ngày đi lại trên các tuyến đường dẫn đến các nghĩa trang trên địa bàn thành phố như Tam Thai, Ngự Bình, Nguyễn Khoa Chiêm.., lại bắt gặp thường xuyên các đám tang. Các xe đưa tang rồng rắn dừng ngay trên đường làm ách tắc giao thông, bởi nơi chôn cất người chết nằm ngay sát các tuyến đường chính. Có những cái tang để lâu ngày, người qua đường phải bất kính bịt mũi vì bay mùi. Và thật mất mỹ quan khi chỉ mới bước chân ra khỏi trung tâm thành phố vài cây số, đã gặp ngay các nghĩa địa chen chúc với nhà dân, cạnh những điểm đến như chùa Ba Đồn, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, Khu di tích núi Bân... Dù việc cấm chôn cất, xây mồ mả ở một số khu vực đã được quy định nhưng tình trạng vi phạm vẫn diễn ra. Nghĩa địa cứ thế lấn dần đất của người sống.

Như gợi ý của chuyên gia người Nhật, có lẽ, đã đến lúc, cần đặt ra vấn đề hỏa táng để thay thế phong tục địa táng đang phổ biến, không chỉ ở Huế. Thật dễ chịu khi thấy ở các nước văn minh, những nghĩa trang được quy hoạch bài bản, với cây xanh, bóng mát, những ngôi mộ nhỏ nhắn, ngăn nắp.

Việc không sớm định hình, quyết liệt trong việc quy hoạch nghĩa trang cũng như tuyên truyền người dân thay đổi phong tục, tập quán thì vấn đề tràn lan các nghĩa địa tự phát không chỉ gây ô nhiễm môi trường, lãng phí đất đai, tốn kém…mà còn khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng sau này để phục vụ yêu cầu phát triển.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ hương và ngôi mộ thân sinh Nguyễn Đình Chiểu ở Thừa Thiên Huế

Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nhân loại. Nhiều người biết Nguyễn Đình Chiểu quê gốc ở Thừa Thiên Huế. Nhưng ít ai biết được ngôi làng bên bờ sông Bồ mang tên Bồ Điền chính là tổ hương của Nguyễn Đình Chiểu. Nơi đây, hiện còn tổ đường họ Nguyễn Đình và ngôi mộ ngài Nguyễn Đình Huy, thân sinh cụ Đồ Chiểu.

Tổ hương và ngôi mộ thân sinh Nguyễn Đình Chiểu ở Thừa Thiên Huế
Ngại về quê

Cô bảo, đợt lễ vừa rồi cơ bản là tụi em ở thành phố chị ạ. Bảo, em cho hai đứa trẻ đi các nhà sách, siêu thị, xem phim và đến những nơi mà chúng thích. Ngày lễ phố rộng lắm, chỗ chơi cũng rộng nữa nên hai cô nhỏ nhà em chơi bời thỏa thích lắm.

Ngại về quê
Mẹ & ngoại

Còn nhớ một lần mẹ kể chuyện cậu Út bị bà ngoại mắng “bất hiếu” vì gọi “mẹ” là “bà”. Mẹ về thăm quê. Con cháu tập trung về nhà cậu Út làm tiệc sum họp.

Mẹ  ngoại
Ngày xuân, thăm quê nhà thơ Tố Hữu

Tất nhiên đây là chuyến du Xuân năm trước. Tuy vậy, một sự ngẫu nhiên thú vị là khi tôi đang viết những dòng này thì đúng 80 năm trước, chàng thanh niên 18 tuổi Nguyễn Kim Thành (tên thật của nhà thơ Tố Hữu) sáng tác những bài thơ đầu tay, về sau in trong tập “Từ ấy”...

Ngày xuân, thăm quê nhà thơ Tố Hữu
Phát hiện ngôi mộ thời Parthia ở Damavand, Tehran

Một ngôi mộ từ thời Đế chế Parthia vừa được phát hiện trong khu di tích lịch sử Valiran ở Damvand, Tehran, trang tin Iran-news ngày 27/7 dẫn lời Giám đốc nhóm khai quật nói, và cho biết thêm nhóm đã tiến hành 12 cuộc khai quật xung quanh các địa điểm lịch sử nhưng không tìm thấy thêm di tích lịch sử, văn hóa nào khác.

Phát hiện ngôi mộ thời Parthia ở Damavand, Tehran
Return to top