ClockThứ Bảy, 22/06/2024 07:15

Thu hẹp “đất diễn” của các tài xế xe “ké - ghép”

TTH - Vì có việc phải ra Quảng Trị gấp trong thời điểm mưa to, không có tuyến xe cố định, tôi được anh bạn ghé tai giới thiệu “dịch vụ” xe ké. Không chần chừ, tôi gõ cụm từ “xe ké Quảng Trị”, trên tính năng tìm kiếm của facebook ngay lập tức hiện ra nhóm công khai xe ghép “Lao Bảo - Đông Hà - Huế”. Sau một vài thao tác nhỏ như để lại số điện thoại và địa điểm đón, tôi được đáp ứng nhu cầu kèm theo thỏa thuận giá cả.

Dẹp xe trá hình, dễ hay khó?Giám sát chặt chẽ hoạt động xe dù, xe ké

 Trên hành trình di chuyển, các tài xế xe ghép thường xuyên sử dụng điện thoại

Hành trình trên loại xe dịch vụ này, anh tài xế còn dừng đến 3 lần để tiếp nhận khách. Quá trình di chuyển, tài xế liên tục “canh” điện thoại, và cũng để kịp chuyến, nhiều thời điểm, anh ta đạp hết chân ga, khiến hành khách chao đảo. Và, để qua mặt cơ quan chức năng nếu bị kiểm tra, tài xế dặn hành khách tuyệt đối không được nhắc đến cụm từ “xe ké”, mà đại loại kiểu xe nhà, chở người thân đi du lịch.

Vật lộn sau chừng 2 tiếng đồng hồ, tôi cũng đến nơi mình cần, song tâm lý lo âu, bất an vẫn còn hiển hiện.

Do là lần đầu được “trải nghiệm” nên tôi tò mò tìm hiểu thêm về độ an toàn về loại dịch vụ này. Và, trên các trang báo, không ít bài viết phản ánh, thông tin về các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà đối tượng chính là xe ké.

Theo tìm hiểu, xe ghép, xe ké không phải bây giờ mới có mà xuất hiện từ lâu.

Anh bạn của tôi là tài xế cho tuyến xe cố định Huế - Quảng Trị bảo rằng, từ khi dịch vụ xe ké, xe ghép xuất hiện, hành khách ít đi, khiến cánh tài xế ntuyến cố định hư anh bị vơi bớt thu nhập.

Theo bạn, xe ghép, xe ké là xe ô tô cá nhân không đăng ký kinh doanh vận tải, nhưng lại gom khách, chở khách để thu tiền. Dịch vụ này đón khách tận nơi, trả khách tận nhà bất kể đêm hay ngày, không cần đóng thuế. Loại hình này xuất hiện hầu khắp các tỉnh, thành, hoạt động chủ yếu dựa vào nền tảng mạng xã hội. Họ liên thông, lách luật với vô vàn lý do tưởng chừng như chính đáng.

Các đối tượng có hành vi “ghép xe - tiện tuyến” không chỉ xuất hiện ở Huế mà khắp cả nước. Nguy cơ thì đã rõ, chính “trải nghiệm” của tôi vô tình tạo ra rủi ro cho bản thân.

Tại Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh cũng từng nhiều lần yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt để xử lý dứt điểm vấn nạn xe ghép, xe trá hình vận chuyển khách. Dù vậy, dịch vụ này vẫn tồn tại hẳn nhiên còn nhiều lý do. Có cầu ắt có cung! Nên chăng, ngoài sự vào cuộc thường xuyên, rốt ráo hơn nữa của cơ quan chức năng, mỗi người dân cần loại trừ loại hình dịch vụ này. Như thế mới có khả năng thu hẹp đất diễn của các “tài xế ké - ghép”.

Bài, ảnh: AN KHANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" vi phạm giao thông

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong Thông tư số 73/2024/TT-BCA, ngày 15/11/2024, quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 73/2024/TT-BCA).

Quy định mới về trình tự xử lý phạt nguội vi phạm giao thông
Tràn ra đường vẫy khách gây mất an toàn giao thông

Trên nhiều tuyến đường của thành phố Huế như Bà Triệu, Trịnh Công Sơn... tình trạng các nhân viên quán nhậu tràn ra đường để chặn đầu xe, chèo kéo khách xảy ra thường xuyên, gây mất an toàn giao thông, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tràn ra đường vẫy khách gây mất an toàn giao thông

TIN MỚI

Return to top