ClockThứ Năm, 07/04/2011 10:13

Tìm giải pháp cho nông dân thiếu đất sản xuất

TTH - Nước ta đang là nước nông nghiệp, hiện có trên 70% dân số là nông dân. Lao động nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng số lao động. Do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa, ở một số nơi không có quỹ đất dự phòng, số nhân khẩu nông nghiệp tăng nhanh, trong khi sự chuyển dịch lao động sang ngành nghề khác diễn ra rất chậm. Vì vậy, xảy ra tình trạng một bộ phận nông dân thiếu đất sản xuất. Tình trạng lao động không có việc làm do bị thu hồi đất và thiếu nghề phụ đang tăng. Bên cạnh đó, việc đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho con em hộ nông dân bị thu hồi đất và tạo việc làm cho họ chưa đáp ứng được yêu cầu; sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ngành nghề và cơ cấu lao động ở nông thôn tương đối chậm.

Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ là tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và góp phần đắc lực xây dựng nông thôn mới, đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, được Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên cần có giải pháp hữu hiệu cho các hộ nông dân thiếu đất sản xuất.

Trước hết, cần vận động hội viên, nông dân nâng cao nhận thức và thi hành luật pháp nói chung, Luật Đất đai nói riêng để mọi người “sống và làm việc theo pháp luật”. Một số thôn, làng, bản đã thành lập tủ sách pháp luật, đó là việc làm rất đáng khuyến khích, hội phải tích cực tham gia hòa giải, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn phát sinh trong nông thôn, nhất là vấn đề đất đai nhằm hạn chế việc khiếu kiện của nông dân.
Hội nông dân các cấp cần tham gia việc quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, thật cần thiết mới sử dụng đất tốt, đất trồng cây lương thực. Việc thu hồi đất tuân thủ theo nguyên tắc nhu cầu đất đến đâu thu hồi đất đến đó. Đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện cho nông dân có việc làm mới để có thu nhập ngay trên địa bàn với phương châm “ly nông bất ly hương”. Các hộ nông dân có nhu cầu tái định cư ở các vùng quê khác cần tổ chức tốt việc di dân, định canh, định cư.
Cùng với các giải pháp trên, Hội Nông dân phối hợp với các ngành và doanh nghiệp mở các lớp dạy nghề mới, miễn phí cho nông dân để họ có nghề mới chuyển sang lao động trong các lĩnh vực khác. Đề xuất chính sách cho vay vốn ưu tiên để nông dân chuyển nghề và ưu tiên cho con cái họ về học tập, về công ăn việc làm sau khi ra trường. Dùng tiền đền bù đất tham gia đóng góp cổ phần vào xí nghiệp, nhà máy trên vùng đất của họ trước đây, hoặc giúp đỡ, hướng dẫn họ sử dụng vốn có hiệu quả...
Luật Đất đai sửa đổi đã và đang đi vào cuộc sống. Tạo công ăn việc làm cho nông dân thiếu đất hoặc không còn đất sản xuất chính là tạo cơ hội tốt cho nông dân tham gia tiến trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tháng 7-2010, Chính phủ đã phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020 là tin vui lớn đối với giai cấp nông dân và nhân dân lao động các vùng nông thôn của nước ta. Đây chính là giải pháp chủ lực, là đòn bẩy mạnh mẽ để người lao động nông thôn ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng.
Nguyễn Vũ Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Khu nhà ở Tam Thai: Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý

Trong 5 kiến nghị mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra và yêu cầu Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế - chủ đầu tư Dự án (DA) Khu nhà ở Tam Thai và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, đến nay mới chỉ thực hiện xong 1 kiến nghị. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát DA, tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự án Khu nhà ở Tam Thai Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý
Hiểm họa từ pháo tự chế

Tết Nguyên đán đang đến gần, các vụ nổ do pháo tự chế trên cả nước là hồi chuông cảnh tỉnh đối với người dân, đặc biệt là lứa tuổi học sinh.

Hiểm họa từ pháo tự chế
Không nên lơ là, chủ quan với con trẻ

Rất nhiều bậc cha mẹ khi trông giữ con nhỏ vẫn còn lơ là, chủ quan, thiếu quan sát. Điều này tiềm ẩn nhiều vấn đề bất trắc có thể xảy ra mà không thể lường trước.

Không nên lơ là, chủ quan với con trẻ
WC ở trường học:
Thiếu để mắt sẽ mất ý nghĩa và thành lãng phí

Đầu tư là một chuyện, còn chăm sóc, quản lý, sử dụng lại là một chuyện. Nếu thiếu quan tâm quản lý, thì các nhà vệ sinh ở trường học sẽ rất nhanh bị xuống cấp, trở nên mất vệ sinh, và rồi lại trở thành nỗi ám ảnh cho mỗi học sinh khi có nhu cầu...

Thiếu để mắt sẽ mất ý nghĩa và thành lãng phí
Return to top