ClockThứ Tư, 03/10/2018 13:52

Xử lý đánh bắt thủy sản bằng giã cào: Khó do hạn chế nguồn lực

TTH - Tình trạng nhiều tàu giã cào từ nơi khác tràn vào đánh bắt dưới hình thức tận diệt hải sản ven bờ biển Thừa Thiên Huế, làm hư hỏng ngư lưới của ngư dân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thuỷ sản thường xuyên xảy ra nhưng vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để.

Bắt một đối tượng đánh bắt thủy sản bằng xung điệnThích ứng với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Đây cũng là vấn đề “nóng” được cử tri các xã ven biển “chất vấn” lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tại kỳ họp HĐND tỉnh mới đây.

Lực lượng chức năng bắt giữ một tàu giã cào vi phạm

Mất ngư cụ, bị hăm dọa, uy hiếp

Cùng vợ vá lại tay lưới bị tàu giã cào cắt đứt, ngư dân Nguyễn Công Triệu (xã Phú Thuận, Phú Vang) bức xúc cho biết, gia đình ông cùng 2 hộ khác trong thôn cùng đầu tư đóng chiếc thuyền nan, lắp máy dưới 90CV để đánh bắt vùng lộng. Mỗi ngày ra biển đánh bắt được nhiều cá, mực, ghẹ... đảm bảo cuộc sống gia đình. Khoảng hơn năm nay, gia đình ông rơi vào cảnh điêu đứng do tàu giã cào cắt phá ngư lưới, đồng thời, làm cạn kiệt các loại hải sản vùng biển gần bờ. “Vào cuối tháng 6/2018, tàu tôi bủa lưới cách bờ chưa đầy 1 hải lý thì bị 2 tàu giã cào ở địa phương khác đến đánh bắt và quét luôn hàng trăm mét lưới. Trước đó, tàu giã cào đã phá hoại và cuốn gần 4.000m lưới mực của chúng tôi, gây thiệt hại trên 50 triệu đồng”- ông Triệu than thở.

Ngoài trường hợp của ông Triệu, ở xã Phú Thuận còn có hàng chục ngư dân khác rơi vào cảnh khó khăn, mất sạch ngư lưới khi bị tàu giã cào quét qua vùng lộng. Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, ông Đặng Tiến Tùy cho biết: “Tàu giã cào hoành hành gần bờ ảnh hưởng rất lớn đến nghề đi biển truyền thống của bà con. Các tàu, thuyền loại nhỏ của ngư dân địa phương không thể hoạt động được. Bà con trong xã đã phải vay mượn để sắm ngư cụ, thế nhưng chưa làm được bao nhiêu thì bị tàu giã cào phá nát”.

Với ngư dân các xã ven biển ở các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, tàu giã cào trở thành nỗi ám ảnh. Chưa có con số thống kê cụ thể nhưng theo trình báo của ngư dân, số ngư cụ bị tàu giã cào phá hỏng thiệt hại lên đến tiền tỷ. Nhiều ngư dân bị mất ngư lưới, bị chủ tàu giã cào hăm dọa, uy hiếp nên đã bỏ nghề đánh bắt ven bờ.

Ngư lưới cụ của ngư dân Phú Hải bị tàu giã cào phá nát. Ảnh: HL

Đề xuất cấm khai thác giã cào ven bờ

Mới đây, trả lời chất vấn HĐND tỉnh về vấn nạn giã cào, ông Hồ Sỹ Nguyên, Giám đốc Sở NN&PTNT thừa nhận, mặc dù đã chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ phối hợp với lực lượng chức năng cùng chính quyền địa phương ven biển tổ chức tuần tra xử lý, nhưng do nguồn lực còn hạn chế nên hàng năm lực lượng kiểm ngư của Chi cục Thủy sản và các đơn vị liên quan chỉ bố trí thực hiện được 10 chuyến (mỗi chuyến 3 ngày) tuần tra trên biển, 20 chuyến tuần tra đầm phá.  Năm 2017 đã xử lý 46 trường hợp với tổng số tiền xử phạt 130,5 triệu đồng. Từ đầu năm 2018 đến nay, Thanh tra Chi cục Thủy sản thực hiện 18 chuyến tuần tra, xử lý 26 trường hợp vi phạm, với số tiền xử phạt 78 triệu đồng, trong đó xử phạt 3 tàu giã cào ngoại tỉnh.

Việc tuần tra ngăn ngừa, xua đuổi tàu giã cào ra khỏi vùng ven bờ được xem là công tác đấu tranh thường xuyên, lâu dài. Tuy nhiên, các đối tượng vi phạm hoạt động ngày càng tinh vi, manh động, chống trả quyết liệt lực lượng chức năng bằng cách đâm va vào tàu kiểm ngư hoặc chây ì trên biển. Đã từng có những sự cố khi xử lý như: tàu dân chìm khi truy đuổi, tàu kiểm ngư bị đâm hỏng... Cũng có trường hợp đã bắt được quả tang nhưng không thể cưỡng chế đưa tàu vi phạm vào bờ để xử lý được, vì tàu kiểm ngư yếu, lực lược mỏng...

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh khẳng định, đánh bắt bằng hình thức giã cào đã làm suy giảm nguồn lợi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và sinh sản của các loài hải sản, phá hoại ngư lưới của ngư dân vùng bãi ngang vốn sống dựa vào khai thác thủy sản truyền thống gần bờ. Do đó, chúng tôi đang góp ý, đề xuất Bộ NN& PTNT đưa vào quy định nghiêm cấm khai thác giã cào ven bờ vào Nghị định hướng dẫn Luật Thủy sản. Nếu quy định nghiêm cấm, thì việc phòng chống giã cào ven bờ sẽ có nhiều phương pháp đấu tranh mạnh mẽ, hiệu quả hơn, như: tịch thu ngư cụ, bắt giữ tàu, chuyển qua hình sự, có thể dùng nghiệp vụ điều tra để xử lý nghiêm minh.

Thực tế cho thấy, hoạt động của tàu giã cào đã tạo nhiều hệ lụy hết sức nghiêm trọng. Trong lúc chờ bổ sung các quy định mới thì việc đấu tranh với kiểu đánh bắt hủy diệt này cần được tăng cường cả về phương tiện, lực lượng và thời gian; đồng thời, vận động ngư dân cùng chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản gần bờ vốn rất dồi dào, phong phú.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" vi phạm giao thông

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong Thông tư số 73/2024/TT-BCA, ngày 15/11/2024, quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 73/2024/TT-BCA).

Quy định mới về trình tự xử lý phạt nguội vi phạm giao thông
Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

Với vai trò là đô thị động lực của tỉnh, TP. Huế xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn đến năm 2030 nhằm hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa
Return to top