ClockThứ Năm, 02/12/2021 14:00

Giám sát chặt hơn gia đình có người đang thực hiện giám sát y tế tại nhà

TTH - Toàn tỉnh đã và đang tập trung các giải pháp để phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn tỏ ra chủ quan, bất chấp quy định, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành chức năng trong cuộc chiến đầy cam go này.

Ba trường hợp mắc COVID - 19 tại Nam Đông tuân thủ tốt giám sát y tế tại nhàTăng cường các biện pháp giám sát y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà

Trên địa bàn phường P. T (TP. Huế) ngày càng tăng gia đình có người đang thực hiện giám sát y tế tại nhà

Những ngày qua, các trường hợp F0 trên địa bàn tỉnh, nhất là TP. Huế không ngừng tăng. Kéo theo đó là một lượng lớn F1, F2 cũng tăng theo. Một trong những giải pháp mà các lực lượng chức năng đưa ra là, truy vết, khoanh vùng F0 đưa đi cách ly tập trung; F1, F2 giám sát y tế tại nhà.

Những trường hợp giám sát y tế tại nhà đều có bảng “Chú ý, gia đình có người đang thực hiện giám sát y tế tại nhà” (thường gọi là bảng đỏ). Điều mà người dân quan tâm nhất trong nội dung của bảng chú ý này là, thời gian giám sát y tế tại nhà của mỗi hộ gia đình.

Theo quy định, người được cách ly không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú. Thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú.

Mặc dù quy định là vậy, nhưng thực tế cho thấy, vẫn có trường hợp cố tình vi phạm, phớt lờ quy định. Đơn cử như sáng sớm 17/11/2021, bà H., trú tại kiệt 6, tổ dân phố L. T 1, phường P. T (TP. Huế) vẫn cố tình mở cửa cho một số người dân sinh sống quanh mình ngồi uống cà phê và không thực hiện biện pháp phòng, chống dịch. Điều đáng nói, nhà bà H. là một trong những gia đình được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phường P. T treo bảng “Chú ý, gia đình có người đang thực hiện giám sát y tế tại nhà”.

Sau khi phát hiện sự việc của bà H., có người đã nhắn tin, gọi điện cho tổ trưởng tổ dân phố và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý. Ngay sau đó, bà H. đã đóng cửa, những người uống cà phê cũng ra về.

Một tình trạng nữa cũng xảy ra là, dù nhà đã có bảng chú ý, nhưng những người quen của chủ nhà này vẫn kéo đến tổ chức ăn nhậu tại nhà, rất phản cảm và làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh nếu trong số đó có F0.

Thiết nghĩ, diễn biến dịch COVID-19 đã và đang rất phức tạp. Vấn đề đặt ra ở đây là, cần phải nâng cao năng lực của các tổ giám sát cộng đồng. Ngoài giám sát của người dân, thì tổ giám sát cộng đồng mà trực tiếp là tổ trưởng các tổ dân phố cần tăng cường kiểm tra, nhất là vào sáng sớm, chiều tối để có biện pháp răn đe, nhắc nhở những cá nhân, hộ gia đình chủ quan, ý thức kém trong công tác phòng, chống dịch.

Cách ly F1 tại nhà để phòng, chống dịch COVID-19 với tình hình “bình thường mới” hiện nay là giải pháp hợp lý hơn việc cách ly tập trung. Thế nhưng, vấn đề là cần sự hợp tác của người dân và ý thức, trách nhiệm của bản thân F1 và những người có yếu tố dịch tễ liên quan. 

Theo lãnh đạo TP. Huế, cách ly F1 tại nhà khó ở việc thẩm định điều kiện nhà ở và công tác giám sát. Đây là vấn đề đặt ra đối với thành phố khi lực lượng có hạn, nhiều cán bộ địa phương cũng có yếu tố dịch tễ thuộc diện F1, F2. Tuy nhiên, để khắc phục vấn đề này, TP điều chỉnh phương pháp tác nghiệp bằng cách nâng cao năng lực của các tổ giám sát cộng đồng và thiết lập đường dây nóng, huy động lực lượng ứng trực để xử lý nhanh nhất, hiệu quả nhất mọi phản ánh, vướng mắc của người dân liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Cách ly F1 tại nhà, khó mấy cũng làm. Hy vọng, quyết tâm này sẽ đạt kết quả cao.

Bài, ảnh: Tâm Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha

TIN MỚI

Return to top