ClockThứ Tư, 05/08/2020 14:53

Các em còn quá nhỏ để phụ ba gánh vác gia đình

TTH - Theo chân thầy Cao Huy Biên, chúng tôi tìm đến nhà em Lê Thị Tường Vy, học sinh lớp 6/2, Trường trung học cơ sở (THCS) Điền Hải có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn.

Chân tay co quắp sau tai biến, vẫn cố làm để nuôi con

Lê Thị Tường Vy (bên phải) và em gái kế Lê Thị Kiều Oanh

Cả nhà Vy trước đây chủ yếu sống dựa vào tiền công làm thợ nề của ba là anh Lê Đình Thông, năm nay 44 tuổi. Sau khi mang trong mình căn bệnh xương khớp, mỗi tháng cố lắm anh Thông chỉ làm được hơn 20 ngày công. Để lo cho 5 miệng ăn và việc học hành của các con đã là quá sức với người đàn ông này, nhưng may còn có vợ đỡ đần, dù chẳng kiếm được bao nhiêu từ luống rau, con gà, con heo.

Vợ chồng anh thường an ủi nhau, dù khó khăn bao nhiêu thì cũng sẽ đến ngày các con trưởng thành, tự lo được cho bản thân. Vậy mà mong ước nhỏ nhoi đó đã dập tắt khi cách đây 3 năm, người vợ mắc phải bệnh nan y. Anh cố vay mượn chạy chữa cho vợ, nợ nần chồng chất mà vẫn không cứu được vợ.

Là con đầu trong một gia đình có ba người con, nhưng Vy vốn chậm chạp hơn bạn bè cùng trang lứa. Em gái thứ hai là Lê Thị Kiều Oanh nhỏ hơn Vy 1 tuổi, em gái út vừa học xong lớp ba. Hai bên nội ngoại đều nghèo, một mình anh Thông khó nuôi nổi con chứ nói chi đến việc trả nợ. Lo lắng khiến sức khỏe anh ngày càng giảm sút. Không đủ sức cáng đáng mọi việc, nhiều lần anh có ý định cho Vy nghỉ học đi làm giúp việc hay bán hàng rong, phụ kiếm được đồng nào hay đồng đó, nhưng Ban Giám hiệu nhà trường vẫn cố động viên, níu giữ để em không phải lao động trước tuổi.

Nhìn đôi mắt vô hồn của bé Vy, tôi biết em chưa hiểu hết những khó khăn của mình và gia đình. Nhưng thầy cô giáo của em thì đang rất lo lắng, nếu không tìm được cách để giúp em tiếp tục đến trường thì sẽ gặp nhiều hệ lụy xảy ra nếu em tham gia lao động trước tuổi.

Thầy Biên cho hay, nhà trường đã huy động mọi nguồn lực có thể, kể cả việc kêu gọi sự đóng góp của giáo viên và đang tiếp tục tìm mạnh thường quân giúp đỡ em nhưng vẫn chưa có hy vọng. Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân để Vy và các em duy trì việc học.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: anh Lê Đình Thông, thôn 2, xã Điền Hải, huyện Phong Điền, số điện thoại: 0373475108. Hoặc: Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế; điện thoại: 0378060314; số tài khoản Báo Thừa Thiên Huế: 4011201000840 - Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Trường An, tỉnh Thừa Thiên Huế (ghi hỗ trợ gia đình em Vy, huyện Phong Điền).

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng

TIN MỚI

Return to top