ClockThứ Năm, 19/11/2020 15:41

Hỗ trợ gia đình nạn nhân tại Thủy điện Rào Trăng 3

TTH - Sau sự cố sạt lở đất hồi giữa tháng 10 làm nhiều người chết, mất tích tại khu vực dự án Thuỷ điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền), chính quyền, đoàn thể của tỉnh đã cùng chung tay, kịp thời động viên, hỗ trợ các gia đình có con em là công nhân bị chết, mất tích tại đây.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thăm, tặng quà lực lượng cứu hộ cứu nạn Thủy điện Rào Trăng 3TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ Thừa Thiên Huế hơn 5,7 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lụt

Báo Thừa Thiên Huế nhờ đại diện Báo Hà Tĩnh trao quà hỗ trợ gia đình có con là công nhân bị chết tại Thủy điện Rào Trăng 3

Sau hơn 1 tháng kể từ ngày xảy ra sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3, lực lượng chức năng mới chỉ tìm thấy 5 thi thể, 12 công nhân còn mất tích.

Ngày 26/10, UBND tỉnh quyết định hỗ trợ đột xuất các liệt sĩ, công nhân bị thiệt mạng và bị thương tại Thủy điện Rào Trăng 3. Theo đó, hỗ trợ gia đình 13 liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Rào Trăng 3 mỗi trường hợp 20 triệu đồng; hỗ trợ 17 công nhân thiệt mạng, mất tích 20 triệu đồng/trường hợp; riêng 3 công nhân bị thương được hỗ trợ 3 triệu đồng/trường hợp.

Theo ông Lê Văn Hoa - một cổ đông sáng lập Công ty CP Thủy điện Rào Trăng 3, chủ đầu tư Thủy điện Rào Trăng 3, kể từ khi xảy ra sự cố sạt lở đất khiến 17 công nhân tại công trình này mất tích, công ty tích cực phối hợp với lực lượng chức năng tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân mất tích.

Trước mắt, về hỗ trợ người bị nạn, doanh nghiệp chi trả toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại cho người nhà, tiền quan tài, xe vận chuyển thi thể công nhân về quê mai táng và hỗ trợ 100 triệu đồng cho mỗi gia đình có người bị nạn. Hỗ trợ cho gia đình có con nhỏ dưới 18 tuổi số tiền 1,5 triệu đồng/tháng/người cho đến 18 tuổi; hỗ trợ cho gia đình bị nạn có bố, mẹ trên 60 tuổi, với mức 1,5 triệu đồng/người/tháng, cho đến hết đời.

Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&HX) tỉnh bà Phan Minh Nguyệt cho biết, ngay khi nắm được thông tin về sự việc, đại diện lãnh đạo địa phương, Sở LĐTB & XH đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân vượt qua nỗi đau mất mát, ổn định cuộc sống. Ngoài mức bồi thường, hỗ trợ của doanh nghiệp, UBND tỉnh cũng có hỗ trợ 20 triệu đồng/trường hợp. “Đây là mức hỗ trợ thiên tai đặc biệt của tỉnh theo quy định tại QĐ 46 của UBND tỉnh về “Một số chính sách trợ giúp hỗ trợ đột xuất đối với thiên tai, hỏa hoạn”.

Hiện, 7/17 nạn nhân là người Huế, trong đó, có 2 trường hợp có con nhỏ (3 cháu), qua đó, “Sở cũng là “cầu nối” trong việc giới thiệu các trường hợp, hoàn cảnh khó khăn của công nhân bị chết, mất tích ở Rào Trăng với doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Họ hiện rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để các gia đình sớm vượt qua nỗi đau mất mát”, bà Nguyệt nói.

Chị Võ Thị Ny - mẹ của công nhân Nguyễn Vũ Đăng Khoa (1/5 trường hợp đã tìm được thi thể tại Rào Trăng 3) bùi ngùi: Cháu mới đi làm 13 tháng, vừa ký hợp đồng chính thức 2 tháng thì xảy ra vụ việc. Sau sự cố, công ty đã đến trao hỗ trợ cho gia đình 100 triệu đồng. Trước đó, công ty có hỗ trợ 3 triệu đồng chi phí ăn uống, nghỉ ngơi cho gia đình trong thời gian chờ tin thân nhân.

Khi được hỏi, công ty có đóng BHXH cho công nhân? Chị Ny chia sẻ: “Trong thời gian đi làm cháu kể là công ty có đóng BHXH một phần cho công nhân, cháu đóng thêm 400-500 ngàn đồng. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn các gia đình công nhân chưa tìm thấy thi thể người thân nên chúng tôi có bàn sau này sẽ cùng đến hỏi về thủ tục, chế độ nhận bảo hiểm xã hội cho con em mình”.

Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Nguyễn Viết Dũng cho biết: “Đến thời điểm này, Bảo hiểm Xã hội tỉnh chưa nhận được hồ sơ nào về xử lý chế độ (để được hưởng tử tuất, bảo hiểm xã hội một lần) từ phía thân nhân gia đình các công nhân bị chết, mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3. Nếu có, chúng tôi sẽ giải quyết ngay”, ông Dũng nói.

Sẻ chia với các nạn nhân Thủy điện Rào Trăng 3, mới đây, Báo Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Báo Bắc Giang và Báo Đồng Khởi (Bến Tre) trao 17 suất quà hỗ trợ cho các gia đình có công nhân chết, mất tích. Mỗi trường hợp 2,5 triệu đồng. Tổng kinh phí các báo hỗ trợ là 60 triệu đồng. Số tiền còn lại Báo Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục vận động thêm để lập sổ tiết kiệm cho con đồng chí Nguyễn Văn Bình - Liệt sĩ hy sinh tại Rào Trăng 3 khi vào làm nhiệm vụ tại đây.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha

TIN MỚI

Return to top