ClockThứ Năm, 28/11/2019 14:20

Xin hãy tiếp thêm nghị lực cho em Nga

TTH - Cách đây khoảng 8 tháng, em Lê Thị Hồng Nga, học sinh lớp 6 Trường THCS Dân tộc nội trú A Lưới thấy tay trái tê, sau đó thì đau nhói khi cầm vật nặng, ba mẹ đưa em đi bệnh viện, bác sĩ kết luận em bị viêm xương.

Nghĩ rằng có bệnh chữa thì sẽ khỏi, nhưng càng ngày Nga càng đau, có dấu hiệu bệnh nặng hơn, đến khi xương trên cổ tay trái nhô to, bác sĩ cho biết em đã dương tính với bệnh ung thư xương ở giai đoạn nặng.

Học hành là động lực giúp Nga quên đi bệnh tật

Cố giữ lại cánh tay trái cho Nga, lần đầu phẫu thuật nạo phần xương nhô ở cổ tay nhưng kết quả không tốt nên phải phẫu thuật lần 2 cắt bỏ một đoạn xương với hy vọng tình hình tốt hơn sẽ ghép xương khác thay vào. Sau 2 tháng theo dõi, khối u phình to hơn, bác sĩ cho biết bệnh đã phát triển rất nhanh phải tiến hành phẫu thuật lần 3 để cắt bỏ cánh tay mới ngăn chặn sự di căn. Từ đó đến nay, mỗi tháng Nga phải tiếp nhận 1 đợt hóa trị kéo dài từ 5 đến 8 ngày.

Nga là con thứ hai trong gia đình có 3 người con. Anh trai của em hoàn thành nghĩa vụ quân sự nhiều năm nay nhưng vẫn chưa tìm được việc làm. Em út chưa tròn 1 tuổi. Ba mẹ em không có việc làm ổn định nên kinh tế gia đình rất eo hẹp. Từ ngày Nga ốm, ba mẹ em thay nhau chăm sóc nên thu nhập giảm nhiều.

Mẹ em - chị Lê Thị Kim Lai cho biết, chi phí điều trị đến nay đã hơn trăm triệu đồng, những nơi có thể vay mượn đã vay mượn hết, nhưng thời gian điều trị còn kéo dài và nếu không thực hiện đúng phác đồ sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi đó, ngoài việc phải mua các thuốc ngoài danh mục bảo hiểm, chi phí đi lại mỗi lần về thành phố hóa trị tiết kiệm lắm cũng mất từ 3 đến 5 triệu đồng. Chị Lai nghẹn ngào: “Vợ chồng tôi nhìn quanh cũng không còn tìm ra ai để vay mượn được nữa. Chẳng biết lấy gì mà giúp con vượt qua bệnh tật”.

Cô Lê Thị Thu Hiền, giáo viên chủ nhiệm của Nga cho biết: “Em Nga biết được tình trạng bệnh tật của mình, ban đầu khóc rất nhiều, nhưng được thầy cô giáo khuyên nhủ, giờ em lạc quan hơn và tập trung vào việc học để quên đi bệnh tật”.

Trước hoàn cảnh khó khăn của Nga và gia đình, chính quyền địa phương đã xét để gia đình em được nhận những ưu đãi dành cho hộ nghèo. Ban Giám hiệu Trường THCS Dân tộc nội trú A Lưới ngoài động viên tình thần, miễn toàn bộ các khoản thu còn kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ, nhưng chưa đáng kể. Để gia đình có điều kiện chữa bệnh cho Nga, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Lê Thị Kim Lai, thôn A Năm, xã Hồng Vân, huyện A Lưới, điện thoại: 0354564636. Hoặc: Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế; điện thoại: 0914078282; số tài khoản Báo Thừa Thiên Huế: 4011201000840 - Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Trường An, Thừa Thiên Huế (ghi hỗ trợ em Nga, huyện A Lưới).

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai

Chiều 28/3, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành phẫu thuật cho nhóm bệnh nhi Gia Lai. Đây là các trường hợp được Quỹ Friedens Kinder (Đức) tài trợ chi phí mổ.

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai
Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn
Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn

Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế vừa có thông báo về việc tăng học phí mới. Sau khi mức học phí được công bố, nhiều sinh viên tỏ ra bất ngờ vì cho rằng mức tăng quá cao và quá đột ngột.

Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn
Return to top