ClockThứ Ba, 27/07/2021 06:15

Quản lý nguồn cát từ nạo vét hồ nuôi trồng thủy sản

TTH - Những hồ nuôi trồng thủy sản (NTTS) cao triều ở Quảng Công (Quảng Điền) sau một thời gian nuôi bị bồi lắng, nhu cầu được nạo vét phục vụ sản xuất rất lớn. Từ đây, một khối lượng cát lớn cũng được hút lên bờ gây nguy cơ thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng môi trường nếu không có giải pháp phù hợp.

Nạo vét, nâng cấp hồ thủy lợi ứng phó khô hạn

Phương tiện chở cát từ bãi tập kết không đúng quy định tại xã Quảng Công (Quảng Điền)

NTTS cao triều ở xã Quảng Công mang lại thu nhập khá cho bà con nông dân. Trước thực trạng biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, nhiều diện tích trồng lúa 1 vụ không hiệu quả hoặc bỏ hoang trước đây, hàng năm được địa phương đề xuất chuyển sang NTTS mang lại việc làm, thu nhập cho người dân.

Toàn xã Quảng Công có khoảng 150ha NTTS, tính trung bình mỗi hộ thu nhập 200 - 300 triệu đồng/năm. Trong đó, có khoảng 41 hồ NTTS (diện tích bình quân từ 3.600-5.000m2/hồ) nằm ven tuyến Quốc lộ 49B và dọc khu vực đầm phá. Nhiều năm nay, các vụ nuôi được triển khai liên tục, nhiều diện tích hồ bị bồi lắng, chưa được vệ sinh, cải tạo. Các chủ nuôi có nhu cầu cải tạo hồ phục vụ sản xuất.

Mới đây, có 7 hộ dân đề xuất với chính quyền địa phương xin tiến hành cải tạo các hồ nuôi cao triều và tự thỏa thuận với chủ máy hút cát để đưa khối lượng cát lên bờ tập kết ven tuyến Quốc lộ 49B. Bình quân mỗi hồ hút sâu 0,5m có khoảng 1.500m3 cát, bùn/hồ được hút lên bờ. Số lượng cát này các chủ hồ dùng để bù lại chi phí, công cán cho chủ máy hút.

Ghi nhận của PV, ven tuyến Quốc lộ 49B qua địa bàn xã Quảng Công, hàng trăm m3 cát trắng được hút lên, lắng bùn phơi nhiều tháng nay. Tại khu vực tập kết có một xe múc cát và hàng ngày, nhiều phương tiện xe tải đến đây để vận chuyển cát đi. Cạnh đó, có 2 hồ tôm mới đắp lại bờ bao, màu sắc cát ở hồ này tương đồng với cát ở điểm tập kết. Một khối lượng cát được tập kết ven tuyến quốc lộ và gần khu vực hồ nuôi tôm của các hồ dân gây nguy cơ cát bay cát nhảy vào ngày nắng và chảy tràn bồi lấp nhiều khu vực vào mùa mưa.

Anh L., một tài xế xe tải cho biết: “Cát được hút từ hồ tôm, vận chuyển lên bờ nhiều tháng nay, sau khi khô ráo được chủ máy hút bán với giá khoảng 500 nghìn đồng/xe (loại xe 5m3). Cát này không vận chuyển đi thì để lại khu vực này cũng chẳng làm gì. Chưa nói còn mấy chục hồ nuôi tôm, xen ghép người dân đang chờ hút nữa”.

Theo xe BKS 73C-109… cho thấy, xe này dừng ven Quốc lộ 49B, sau khi “ăn” cát tràn ben thì rời khỏi địa bàn xã, di chuyển dọc theo tuyến đi về hướng cầu Ca Cút, đổ cát cho các hộ dân có nhu cầu san nền nhà cửa, sân vườn. Trong ngày có nhiều phương tiện đến bãi tập kết này để vận chuyển cát. Trong đó có một số xe chở cát rời khỏi địa bàn xã…

Ông Lê Nguyên Oai, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công cho biết, hiện nay nhu cầu nạo vét, cải tạo hồ NTTS trên địa bàn xã rất lớn, nhằm phục vụ NTTS, đảm bảo vệ sinh, an toàn dịch bệnh tôm, cá nuôi. Tuy nhiên, kinh phí thực hiện khá lớn, bình quân mỗi hộ phải bỏ ra từ 15-20 triệu đồng/hồ. Chưa nói, trước đây các hồ dân phải nạo vét thủ công rất khó khăn, cát nạo lên khối lượng lớn không biết mang đổ ở đâu.

Đến nay mới chỉ có 7 hồ nuôi được nạo vét, trong tổng số 41 hồ có nhu cầu ở địa phương. Những chủ hồ này tự thỏa thuận với chủ máy hút và sử dụng nguồn cát bù lại chi phí nạo vét. Bất cập hiện nay là quản lý nguồn cát này tại địa phương. Về quy định không được vận chuyển cát ra khỏi địa bàn. Điểm tập kết cát cũng không đúng quy định. Chủ yếu chủ máy hút bán cho những người có nhu cầu san lấp nền, sân vườn trong địa phương.

Tuy nhiên, việc bán cát ra khỏi địa bàn, tập kết cát cũng tạo nên những bất cập, hệ lụy trong việc quản lý tài nguyên, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lộ giới giao thông trên tuyến Quốc lộ 49B. Địa phương đã yêu cầu chủ bãi di dời số cát này khỏi khu vực tuyến quốc lộ và hướng dẫn các hộ dân còn lại có đơn đề xuất địa phương cải tạo hồ NTTS và xin phép các cơ quan chức năng cho cơ chế được tận dụng nguồn cát này nhằm bù vào chi phí nạo vét cho các hộ dân.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ
QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG:
Vào cuộc tích cực, không ngại va chạm

Đó là quan điểm và tinh thần chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh trước thực trạng người dân xây dựng, lắp đặt các biển hiệu, biển quảng cáo lấn chiếm công trình, vỉa hè, che khuất hệ thống an toàn giao thông (ATGT), phần đường dành cho người đi bộ… làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, trật tự ATGT.

Vào cuộc tích cực, không ngại va chạm

TIN MỚI

Return to top