ClockThứ Năm, 13/01/2022 13:30
RỪNG HAI BÊN TUYẾN CAO TỐC LA SƠN-TÚY LOAN:

Cần có phương án thu hồi đất thỏa đáng cho người dân

TTH - Hàng chục ha rừng của người dân nằm hai bên tuyến đường cao tốc La Sơn - Túy Loan đi qua địa bàn huyện Nam Đông hiện chưa có đường dân sinh (đường gom) khiến việc đi lại, khai thác rừng kinh tế gặp khó khăn. Người trồng rừng đã nhiều lần đề xuất các cơ quan chức năng, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thấu đáo.

Giải phóng mặt bằng dứt điểm để phục vụ thi công cao tốcChất lượng cao tốc Cam Lộ - La Sơn phải đặt lên hàng đầu

Hiện có 36ha đất nằm ven tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan qua địa bàn huyện Nam Đông không có đường gom phục vụ khai thác rừng

Nhiều diện tích đất “mắc kẹt”

Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan chuẩn bị đưa vào vào vận hành khai thác, nhưng hiện nay vẫn còn 36ha đất rừng sản xuất trồng keo tràm của người dân Hương Lộc, Hương Phú, Khe Tre (Nam Đông) nằm hai bên tuyến đường này không có đường gom dân sinh dẫn đến việc khai thác rừng kinh tế, đi lại vận chuyển lâm sản gặp khó khăn.

Theo thống kê của UBND xã Hương Phú qua kiểm tra, rà soát hiện trên địa bàn xã có 2 vị trí diện tích rừng chưa có đường gom, gồm khu vực rừng trồng (đoạn đèo La Hy) từ Km10+000 đến Km13+000 với diện tích ảnh hưởng hơn 23,5 ha của 15 hộ dân và đoạn phía trước trụ sở UBND xã Hương Phú thuộc đoạn KM16+000 đến Km16+200 với diện tích ảnh hưởng hơn 6ha của 8 hộ dân. Đối với những diện tích có khả năng mở đường, người dân đề xuất đầu tư tuyến đường cấp phối khoảng 1km đầu nối với Tỉnh lộ 14B dọc theo chân cầu Cọc 7. Những diện tích không mở được đường gom, người dân đề nghị chính quyền có phương án thu hồi, hỗ trợ thỏa đáng, hoặc bố trí cho các hộ gia đình diện tích đất vị trí khác tương đương để sản xuất.

Ông Trần Bảo Thắng, Chủ tịch UBND xã Hương Phú cho biết, từ khi xây dựng hoàn thành tuyến cao tốc đến nay, đã nhiều lần các hộ dân kiến nghị địa phương đề xuất Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh (đại diện chủ đầu tư) khảo sát, nghiên cứu xây dựng đường gom nhằm phục vụ vận chuyển trong giai đoạn đến vụ khai thác. Chính quyền địa phương cũng đã tiến hành khảo sát các vị trí có rừng keo tràm theo kiến nghị của các hộ dân.

Tuy nhiên, do đặc thù một số diện tích đất khu vực này có địa hình hiểm trở, chi phí mở đường khu vực đồi núi rất lớn, hiệu quả kinh tế không cao, mặt khác, một số vị trí mở đường gom sẽ ảnh hưởng đến tuyến cao tốc nên phương án này không khả thi. Trước thực trạng đó, UBND xã đã tiến hành vận động người dân thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho những hộ liền kề để sản xuất; đồng thời hướng dẫn các hộ gia đình phải có đơn thu hồi phần đất không sản xuất được do ảnh hưởng bởi dự án cao tốc.

Qua làm việc cụ thể từng hộ dân, phương án chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho những hộ liền kề để sản xuất gần như không thể thực hiện được do nhiều yếu tố liên quan giấy tờ, chủ sở hữu và người dân không đạt được thỏa thuận với nhau. Trong khi đó, việc thu hồi đất đa số người dân không đồng ý do giá thu hồi của nhà nước thấp hơn giá thị trường nên không chấp thuận, những diện tích đất sản xuất này mang lại sinh kế chính cho người dân.

“Đây là vấn đề phát sinh mà ngay từ đầu chủ đầu tư xây dựng tuyến cao tốc khi phóng tuyến chưa tham vấn cộng đồng, tham vấn chính quyền địa phương đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc tìm phương án giải quyết như hiện nay”, ông Thắng nói.

Sẽ thu hồi đất

Mới đây, Sở NN&PTNT có buổi làm việc với UBND huyện Nam Đông về diện tích 36ha đất sản xuất do không thể mở đường gom. UBND huyện Nam Đông đề nghị các địa phương rà soát cụ thể các hộ dân có diện tích thuộc 36ha rừng sản xuất này để thu hồi, hỗ trợ bồi thường. Trong quá trình rà soát yêu cầu các hộ dân phải đồng ý thu hồi, nếu các hộ không đồng ý thu hồi thì phải cam kết không có kiến nghị với các cấp về việc không có đường sản xuất. Đề nghị các địa phương lưu các hồ sơ của các hộ dân để làm cơ sở giải quyết sau này.

Ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông khẳng định, UBND huyện Nam Đông đã nhiều lần có văn bản đề nghị Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh nhưng đến nay chưa được giải quyết. Trong khi đó, người dân một số khu vực không có đường sản xuất đã tự ý tháo dỡ hàng rào trên cao tốc, huyện đã chỉ đạo các địa phương vận động người dân và cương quyết xử lý các hộ vi phạm.

“Phương án tối ưu hiện nay là thu hồi đất, trồng cây bản địa chuyển sang rừng phòng hộ. Nhưng cũng như nhiều kiến nghị khác của huyện liên quan đến cao tốc La Sơn - Túy Loan, ngân sách địa phương không thể đáp ứng được nên phải chờ nguồn vốn Trung ương”, ông Phụng nói.

Năm 2021, UBND tỉnh cũng đã có văn bản gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ GTVT để kiến nghị chủ trương thống nhất cho thu hồi, bồi thường theo quy định đối với diện tích đất nông nghiệp nằm phân tán dọc tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan, đoạn qua địa bàn huyện với diện tích khoảng 36ha của nhiều hộ dân. Tuy nhiên, đến nay chưa nhận được phản hồi của các cơ quan Trung ương. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với Sở GTVT, UBND huyện Nam Đông tham mưu UBND tỉnh tiếp tục kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nội dung này.

Trước đó, UBND tỉnh cũng đã có văn bản gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đề nghị thống nhất chủ trương bố trí kính phí để xây dựng khu tái định cư (TĐC) và di dời 21 hộ bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan. Đồng thời, ủng hộ đề xuất và có kiến nghị Bộ GTVT thống nhất chủ trương cho di dời Trường THCS thị trấn Khe Tre với tổng kinh phí dự kiến khoảng 50 tỷ đồng. Theo UBND tỉnh hiện nay, UBND huyện Nam Đông đang làm chủ đầu tư dự án khu TĐC phục vụ di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường cao tốc. Trên cơ sở đề xuất kinh phí cụ thể của UBND huyện Nam Đông trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh sẽ có kiến nghị cụ thể với Bộ GTVT để thực hiện dự án này.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy: Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua

Các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng phương án nhân sự, chế độ chính sách, trụ sở, tài chính, tài sản, trang thiết bị, con dấu và các điều kiện bảo đảm khác để thực hiện được ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Tinh gọn bộ máy Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top