ClockThứ Năm, 07/11/2024 09:13

Tiềm ẩn tai nạn khi tùy tiện băng qua đường

TTH - Mặc dù trên các tuyến đường, vị trí khoảng cách các vạch sơn kẻ ngang dành cho người đi bộ không xa nhau, nhưng việc bạ đâu băng qua đường ở đó vẫn diễn ra khá phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông...

Xây dựng “huyết mạch” phía tây TP. Huế: Cần tăng tốc giải phóng mặt bằng

 Một người phụ nữ vô tư băng ngang qua giữa đường mặc dù cách đó vài mét có vạch sơn kẻ ngang dành cho người đi bộ

Đang chạy xe trên đường Bến Nghé, TP. Huế, tôi phải phanh gấp khi một nhóm người từ phòng khám bệnh ở gần đó băng qua bên kia đường, trong khi cách đó chỉ vài mét là cột đèn tín hiệu giao thông, có vạch sơn kẻ ngang dành cho người đi bộ. Những người đó bước thủng thẳng, xem như mình là đối tượng được ưu tiên trên tuyến đường.

Ngược lại với hành động của tốp người trên, tôi cũng bắt gặp vài du khách người nước ngoài, họ đi tới vạch kẻ dành cho người đi bộ và đợi đèn đỏ mới qua đường.

Dường như đi bộ qua đường không đúng nơi quy định đã và đang là thói quen thường ngày của nhiều người. Đó là chưa kể, nhiều người đi bộ qua đường nhưng vẫn thản nhiên vừa đi vừa xem điện thoại hoặc thiếu quan sát khi băng qua đường.

Hình ảnh đi bộ qua đường bất chấp mà chúng ta dễ bắt gặp nhất có lẽ ở đường Lê Lợi, Nguyễn Công Trứ..., những con đường tập trung nhiều địa điểm kinh doanh, nhất là hàng ăn. Những dòng người cứ lần lượt băng qua đường khiến giao thông ở đây luôn trong tình trạng bát nháo, lộn xộn.

Hàng ngày phải đi làm qua những đoạn đường này, chị Linh Mai ở Phú Thượng, TP. Huế bức xúc: Luật thì luôn quy định rõ, nhưng đa số người dân cứ phớt lờ, bạ đâu qua đường đó. Điều đó giúp họ tiết kiệm được một vài phút đi bộ, nhưng nguy cơ gây tai nạn giao thông và ảnh hưởng tới những người đang tham gia giao thông khác là rất lớn.

Có lẽ với mức phạt không nhiều (từ 50.000 - 120.000 đồng tùy vi phạm), hoặc chỉ bị Cảnh sát giao thông nhắc nhở khi đi bộ sai luật mà nhiều người đã cố tình phớt lờ, không quan tâm đến những mối nguy hại tiềm ẩn khi vẫn ngang nhiên tạt đầu ô tô, xe máy, chặn dòng xe đang nườm nượp lưu thông để sang đường cho nhanh, cho tiện...

Theo quy định, người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường hoặc cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn.

Cơ quan chức năng không thể có mặt trên mọi tuyến đường để xử phạt những lỗi vi phạm “nhỏ” như sử dụng điện thoại, ô... khi điều khiển xe máy, người đi bộ tham gia giao thông không đúng quy định. Điều quan trọng là người dân cần ý thức chấp hành văn hóa giao thông, chấp hành Luật Giao thông đường bộ nghiêm túc để giảm tai nạn giao thông.

Bài, ảnh: Vy Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ tai nạn giao thông từ xe kéo đẩy, xe tự chế

Xe không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, xe ba, bốn bánh tự chế, xe mô tô, gắn máy kéo theo xe khác, vật khác luôn là nỗi ám ảnh của người đi đường khi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông.

Nguy cơ tai nạn giao thông từ xe kéo đẩy, xe tự chế
Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn

Trong khuôn khổ Dự án “Hành động bom mìn vì làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc” (KVPVP), sáng 7/10, Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn đối với cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện, xã và cộng tác viên, tuyên truyền viên tuyến xã.

Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn
Return to top