ClockThứ Ba, 08/06/2021 13:30

Tuyên truyền pháp luật thông qua “Phiên tòa giả định”

TTH - Trực quan, sinh động và hiệu quả, “Phiên tòa giả định” được duy trì gần 4 năm nay đã góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên.

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho sinh viên thông qua “Phiên tòa giả định”Đưa pháp luật vào cuộc sống qua phiên tòa giả địnhTuyên truyền pháp luật thông qua phiên tòa giả định

Một buổi tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID- 9 thông qua “Phiên tòa giả định” do Chi đoàn Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh phối hợp thực hiện. (Ảnh chụp trước khi tái bùng phát dịch COVID-19)

Cuối tháng 4 vừa qua, Chi đoàn và Câu lạc bộ truyền thông pháp luật Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh phối hợp với Đoàn Trường đại học Luật, Đoàn Trường cao đẳng Du lịch Huế tổ chức Chương trình tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021.

Chương trình lần này được tổ chức dưới hình thức “Phiên tòa giả định”, với nội dung vụ án “Chống người thi hành công vụ trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19”.

Mở đầu chương trình, các “khán giả” được xem đoạn phim giả định tình huống vụ án “Nguyễn Văn Bình phạm tội chống người thi hành công vụ trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19” do các bạn sinh viên Trường đại học Luật Huế thực hiện.

Cụ thể, anh Nguyễn Văn Bình từ địa phương khác trở về nhà tại phường Thủy Xuân (TP. Huế) trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tuy được cán bộ công an địa phương đến tận nhà vận động khai báo y tế để đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch nhưng anh Bình tỏ thái độ bất hợp tác và dùng hung khí phản kháng, phá hoại xe máy của cán bộ công an.

Tiếp đó, phiên tòa giả định được tổ chức gồm các bên như hội đồng xét xử, thư ký tòa án, đại diện viện kiểm sát, bị cáo, người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan, nhân chứng… Các vai diễn đều do sinh viên và cán bộ Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh thủ vai.

Dưới sự điều hành của cán bộ Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh trong các vai diễn và sự phối hợp ăn ý của các bạn sinh viên… phiên xét xử giả định được tái hiện sinh động, từ khâu thực hiện thủ tục tố tụng, công bố cáo trạng, xét hỏi làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo, tranh tụng tại phiên tòa… đã thu hút đoàn viên, thanh niên “ngồi ghế” dự khán.

Em Trần Gia Bảo, sinh viên Trường cao đẳng Du lịch Huế chia sẻ, đây là lần đầu bản thân được tham dự một phiên tòa xét xử. Tuy chỉ là giả định nhưng em có dịp hiểu chính xác, cụ thể những quy định của pháp luật liên quan.

Trong khuôn khổ chương trình, sinh viên còn tham gia giao lưu, đặt câu hỏi để làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Anh Cái Vĩnh Tuấn Anh, Bí thư Chi đoàn Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh cho biết, tình huống giả định tại phiên tòa lần này được dựa trên một vụ án có thật nên tăng tính thực tế, thuyết phục. Việc lựa chọn vụ án liên quan đến dịch COVID-19 trong bối cảnh hiện nay là hoàn toàn phù hợp, giúp nâng cao kiến thức về pháp luật liên quan đến việc phòng, chống dịch bệnh cho sinh viên, góp phần chung tay bảo vệ bản thân và toàn xã hội.

“Thời gian tới, đơn vị sẽ phối hợp với các tổ chức đoàn địa phương tổ chức thêm nhiều phiên tòa giả định để tăng cường hiệu quả chương trình tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật”, anh Tuấn Anh cho biết.

Theo thông tin từ Tỉnh đoàn, những năm gần đây, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua “Phiên tòa giả định” trở nên phổ biến và được nhiều tổ chức đoàn địa phương nhân rộng.

Tại Phú Vang, Huyện đoàn đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo chi đoàn Viện Kiểm sát Nhân dân - Tòa án Nhân dân huyện phối hợp các xã, thị trấn triển khai phiên tòa giả định để tuyên truyền sâu rộng pháp luật trên địa bàn toàn huyện, nâng cao nhận thức, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống. Với Hương Trà, Thị đoàn cũng tổ chức nhiều phiên tòa giả định tại một số trường học và địa bàn khu dân cư.

Phiên tòa giả định là một nét mới trong công tác tuyên truyền pháp luật, không chỉ phản ánh những hành vi phạm tội, các quy định của pháp luật về mức án được áp dụng dành cho các hành vi phạm tội, các hoạt động của một phiên tòa, của những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng, mà còn giúp những người tham dự hiểu rõ ranh giới giữa đúng - sai, thiện - ác, tính nghiêm minh, hướng thiện của luật pháp.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Hoàng Thị Phương Hiền cho biết, phiên tòa giả định là hoạt động nằm trong Đề án “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho thanh thiếu niên” giai đoạn 2018 – 2022 của Tỉnh đoàn. Qua 4 năm thực hiện, hình thức tuyên truyền này thể hiện rõ lợi thế khi đưa ra được những hình huống vi phạm pháp luật dù cố tình hay vô ý, giúp đoàn viên hiểu rõ hơn và tránh được các vi phạm pháp luật. Thời gian tới, “Phiên tòa giả” định sẽ được tiếp tục phát huy, nhân rộng thông qua các câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật tại cơ sở.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

Ngày 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, hội, địa phương tổ chức "Hội thi Văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật (NKT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024" với chủ đề "Kết nối yêu thương". Hội thi với sự góp mặt của các đội văn nghệ đến từ Hội NKT của 6 địa phương đăng ký tham gia.

Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về kinh doanh có trách nhiệm

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường; đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm.

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về kinh doanh có trách nhiệm

TIN MỚI

Return to top