ClockThứ Hai, 17/10/2016 14:06

"Dự kiến tăng trưởng 6,5% chỉ là kỳ vọng"

Báo cáo chính thức của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội 2016 được gửi đến UB Thường vụ Quốc hội. Chính phủ thừa nhận, tốc độ tăng GDP thấp hơn chỉ tiêu 6,7% Quốc hội giao nhưng vẫn dự báo mức 6,3-6,5%. UB Kinh tế của Quốc hội thì cho rằng, ngay cả con số này cũng chỉ là kỳ vọng, rất khó đạt được…

Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình phiên họp thứ 4 sau khi tạm dừng trong thời gian TƯ họp

Sáng 17/10, UB Thường vụ Quốc hội họp tiếp phiên thứ 4, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2 của Quốc hội sẽ khai mạc cuối tuần này.

Báo cáo của Chính phủ nêu nhận định, đến thời điểm này, nền kinh tế đất nước đã vượt qua những khó khăn rất lớn trong Quý I và Quý II, lấy lại đà phục hồi và phát triển từ đầu Quý III. Tốc độ tăng trưởng GDP quý III đã đạt 6,4%, cao hơn Quý I (tăng 5,48%) và Quý II tăng (5,78%). Tính chung 9 tháng đầu năm, GDP ước tăng 5,93%, tuy thấp hơn cùng kỳ năm trước (6,63%), nhưng đã cao hơn nhiều hơn so với tốc độ tăng 6 tháng đầu năm (5,52%).

Với các điều kiện ổn định của thị trường thế giới, với sự nỗ lực của các ngành, các cấp và doanh nghiệp, Chính phủ cho rằng, tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt khoảng 6,3 - 6,5% (thấp hơn so với chỉ tiêu Quốc hội giao 6,7%).

Cụ thể, tính toán sơ bộ, nếu Quý IV năm nay giữ mức tăng trưởng như Quý III (6,4%) thì cả năm 2016, tăng trưởng chỉ đạt 6,0%. Nếu tăng trưởng tương đương Quý IV năm 2015 là 7% thì cả năm 2016, mức tăng đạt 6,3%. Để tăng trưởng cả năm đạt 6,5%, thì Quý IV phải tăng 7,7%. Đây đã được coi là mốc rất cao, không dễ đạt được.

Còn để đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 6,7%, GDP Quý IV phải tăng 8,3%. Đây được xem là bài toán “bất khả thi”.

Chính phủ nhìn nhận, tốc độ tăng GDP thấp hơn kế hoạch đề ra chủ yếu do hậu quả của rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền núi phía

Giữa buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dành ít phút kêu gọi các Uỷ viên UB Thường vụ, các đại biểu tham dự cuộc họp đóng góp ủng hộ đồng bào miền Trung.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu: “Khi Thường vụ Quốc hội ngồi họp đây thì đồng bào miền Trung đang hứng chịu hậu quả trận mưa lụt lớn và lại đang đối mặt với một cơn bão mạnh đang tiếp tục đổ bộ vào Biển Đông. Phát huy tinh thần tương thân tương ái, đề nghị toàn thể các đại biểu cùng đóng góp ủng hộ để phần nào giúp bà con vượt qua những khó khăn trước mắt”.

Các đại biểu sau đó đã cùng đóng góp tự nguyện để gửi tiền ủng hộ những nạn nhân trận lũ kinh hoành vừa quét qua các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Bắc, hạn hán ở miền Trung, Tây Nguyên, hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, sự cố ô nhiễm môi trường ở 4 tỉnh miền Trung... trong 6 tháng đầu năm đã tác động đến phát triển nông nghiệp, thủy sản.

Bên cạnh đó, sự giảm sản lượng của công nghiệp khai khoáng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Nếu tăng trưởng của 2 ngành nông nghiệp và công nghiệp khai khoáng này 6 tháng đầu năm bằng tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm trước, thì tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2016 có thể đạt 6,84%, cao hơn 6,32% của 6 tháng đầu năm 2015 và tăng trưởng cả năm 2016 sẽ vượt mức kế hoạch đã đề ra (khoảng 6,74%).

Cùng với việc chỉ tiêu tăng trưởng GDP khó về đích, chỉ tiêu tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ không đạt kế hoạch đề ra (ước thực hiện 6-7% trong khi kế hoạch là 10%).

Thẩm tra vấn đề này, UB Kinh tế của Quốc hội đánh giá, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) không đạt kế hoạch mà báo cáo của Chính phủ chủ yếu đề cập đến những nguyên nhân khách quan, chưa phân tích rõ về những nguyên nhân chủ quan. Nhìn rộng hơn, sự sụt giảm tăng trưởng của nông nghiệp cho thấy những bất cập của một nền nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, hiệu quả thấp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng dự kiến về kết quả tăng trưởng GDP Chính phủ đưa ra cũng khó đạt được

Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng bày tỏ lo ngại, những dự báo về những yếu tố tác động để GDP quý IV tăng cao hơn là vốn đầu tư phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch, nông nghiệp tăng trưởng cao hơn, số doanh nghiệp quay lại hoạt động và thành lập mới tăng cao, thu hút vốn FDI tăng và quy luật GDP quý cuối bao giờ cũng tăng cao hơn các quý trước…. thì hầu hết là chưa chắc chắn, chưa được định lượng cụ thể.

Do đó, theo ông Thanh, kết quả ước thực hiện cả năm GDP tăng 6,3-6,5% cũng chỉ là kỳ vọng và sẽ rất khó để đạt được.

Về việc dự báo, điều hành chỉ tiêu lạm phát, Chính phủ báo cáo, năm nay, chỉ số giá tiêu dùng CPI vẫn được kiểm soát ở mức thấp. Tháng 9/2016, CPI tăng 3,14% so với tháng 12/2015, chủ yếu do tăng giá dịch vụ công (trong đó, dịch vụ y tế đóng góp 1,74 % và dịch vụ giáo dục đóng góp 0,7% vào mức tăng chung).

Diễn biến lạm phát trong quý IV năm nay sẽ chủ yếu phụ thuộc vào việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục và nhu cầu tiêu dùng tăng lên theo chu kỳ cuối năm. Dự báo, mức lạm phát cả năm dưới 5% do Quốc hội đề ra.

Cơ quan thẩm tra cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự báo cả năm tăng khoảng 4,5-5%. Nhiều ý kiến đề nghị cần phấn đấu kiểm soát lạm phát dưới 4% các năm đầu kỳ kế hoạch theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Từ nay đến cuối năm 2016, đề nghị tính toán thời gian, liều lượng điều chỉnh phù hợp đối với giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá xăng dầu, điều hành mức tăng trưởng tín dụng phù hợp (kế hoạch là 18%) ... để tránh gây áp lực lên chỉ số CPI.

Dự kiến về các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của năm 2017, Chính phủ đề nghị ấn định mức tăng trưởng GPD 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 31,5% GDP...

UB Kinh tế yêu cầu báo cáo rõ cơ sở xây dựng, tính khả thi của những chỉ tiêu đề xuất này. Cơ quan thẩm tra phân tích, năm 2016, GDP ước đạt 6,3-6,5% trong khi tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước 32,5% GDP. Vậy mà năm 2017, Chính phủ dự kiến chỉ tiêu tăng GDP đạt 6,7% mà tổng mức đầu tư xã hội dự kiến chỉ 31% GPD.

Cơ quan thẩm tra cho rằng, chưa thấy khả năng các nguồn lực tăng trưởng khác như chất lượng lao động, khoa học công nghệ chưa thể thay đổi đột biến, khó có khả năng đạt mức tăng trưởng năm 2017 cao hơn năm 2016 với mức chênh lệch từ 0,2-0,4% như dự kiến Chính phủ đưa ra.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Tháo gỡ mọi khó khăn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành logistics Việt Nam

Sáng 2/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề Khu Thương mại tự do-Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics do Bộ Công thương phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các chuyên gia, tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Tháo gỡ mọi khó khăn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành logistics Việt Nam
Hỗ trợ vé xe và máy bay cho sinh viên, người lao động về quê đón Tết

Ngày 30/11, theo thông tin từ Tỉnh đoàn, người dân Thừa Thiên Huế đang học tập và lao động tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương có thể đăng ký tham gia Chương trình "Mang Tết về nhà" năm 2025 để nhận được vé xe và máy bay miễn phí về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hỗ trợ vé xe và máy bay cho sinh viên, người lao động về quê đón Tết
Return to top