ClockThứ Hai, 23/11/2015 05:56

“Hoạt động thanh tra phải đáp ứng yêu cầu đổi mới...”

TTH - "Bên cạnh việc thực hiện công tác thanh tra theo chương trình, kế hoạch, ngành Thanh tra còn tiến hành các cuộc thanh tra theo chuyên đề, diện rộng, đột xuất theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh. Qua đó, kịp thời phát hiện những sơ hở về cơ chế, chính sách, những thiếu sót trong công tác quản lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với thực tế" - Chánh Thanh tra tỉnh Trần Ngọc Cư đã nhấn mạnh như vậy khi trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam, 40 năm thành lập ngành Thanh tra Thừa Thiên Huế.

Chánh Thanh tra tỉnh Trần Ngọc Cư

Với những nỗ lực phấn đấu và thành tích đạt được trong những năm qua, tập thể Thanh tra tỉnh đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; 5 cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, 1 tập thể phòng, 3 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 16 cá nhân, tập thể được Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh tặng Bằng khen. Năm 2013, Thanh tra tỉnh được Thanh tra Chính phủ tặng Cờ thi đua cho đơn vị dẫn đầu Cụm Thanh tra các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Vậy các cuộc thanh tra thời gian qua chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nào, thưa ông?

Đó là thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai; chuyên đề về thuế; chuyên đề về BHXH, BHYT; chuyên đề về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ…
 Ông có thể cho biết một số kết quả nổi bật về công tác thanh tra kinh tế - xã hội mà ngành đã thực hiện?
Trong công tác thanh tra kinh tế - xã hội, toàn ngành Thanh tra đã bám sát chương trình, kế hoạch thanh tra được phê duyệt. Riêng 5 năm qua, đã tiến hành 8.826 cuộc thanh tra, kiểm tra. Kết quả, phát hiện sai phạm 102,8 tỷ đồng; 1.553.973m2 đất ở, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất nuôi thủy sản cấp không đúng quy định, sai đối tượng, đã ban hành quyết định thu hồi với số tiền hơn 79,2 tỷ đồng và 1.459.360m2 đất các loại, chuyển cơ quan điều tra Công an tỉnh 13 vụ việc; đã thu hồi hơn 32,9 tỷ.
Riêng Thanh tra tỉnh triển khai 54 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, phát hiện sai phạm 51,98 tỷ đồng và ban hành quyết định thu hồi với số tiền hơn 27 tỷ đồng, đã thu hồi hơn 24,7 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước, chuyển sang cơ quan điều tra 7 vụ việc; kiến nghị UBND cấp huyện rà soát, lập thủ tục ban hành quyết định hủy 732 Giấy CNQSDĐ do không còn phù hợp với quy định pháp luật về đất đai.
Qua các cuộc thanh tra, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của ngành được nâng lên rõ rệt, thể hiện ở việc phát hiện và thu hồi tiền bạc, tài sản bị thất thoát; kiến nghị xử lý cán bộ sai phạm gắn liền với kiện toàn tổ chức làm trong sạch bộ máy, chấn chỉnh trong quản lý điều hành.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều dự án nhằm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị và thực hiện dự án mở rộng Quốc lộ 1A. Với vai trò tham mưu, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), ngành đã làm gì để góp phần ổn định an ninh chính trị, giải quyết những KNTC của người dân?
Thanh tra các cấp đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc dự báo tình hình và hướng xử lý, giải quyết đối với các đơn thư KNTC phát sinh trên địa bàn. Kết quả, số lượt tiếp công dân, số lượng đơn thư, số vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền không tăng đột biến, không phát sinh “điểm nóng”, tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định.
Thanh tra tỉnh, thanh tra cấp huyện, thanh tra các Sở đã tham mưu, giúp các cấp, các ngành trên địa bàn giải quyết 979/1021 đơn, đạt tỷ lệ 95,8%. Trong đó, đã giải quyết 869/908 đơn khiếu nại, 110/113 đơn tố cáo. Thanh tra tỉnh cũng được UBND tỉnh giao thẩm tra, xác minh 45 vụ việc, đã thẩm tra, xác minh nội dung 45/45 vụ việc báo cáo UBND tỉnh, đạt tỷ lệ 100%. Với vai trò Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh đã chủ trì 69 cuộc họp HĐTV để tham mưu đề xuất hướng giải quyết đối với 169 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh, bảo đảm việc giải quyết khách quan, chính xác và đúng pháp luật.
Thanh tra tỉnh sẽ làm gì để tiếp bước truyền thống vẻ vang của ngành Thanh tra, thưa ông?
 Trong thời gian tới, ngành Thanh tra ý thức được rằng, cần phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn tình hình hiện nay của đất nước, của địa phương để có quyết tâm cao hơn, phát huy ưu điểm, kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém. Phấn đấu phát huy hơn nữa vai trò của thanh tra, không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh tra, làm cho hoạt động thanh tra thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước, là phương thức hữu hiệu, sắc bén trong việc phát hiện, xử lý tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Để thực hiện được mục tiêu đó, ngành Thanh tra tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ cụ thể cần tập trung thực hiện tốt, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được”.
Để các kết luận của thanh tra được thực hiện nghiêm túc, góp phần chấn chỉnh kỷ cương hành chính Nhà nước, đem lại niềm tin cho người dân, điều ông quan tâm nhất là gì?
Đầu tiên đó là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra trong việc thực hiện nghiêm túc các kết luận, quyết định xử lý của các cơ quan, tổ chức thanh tra, của người ra quyết định thanh tra đối với các sai phạm của tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý, phụ trách. Mặt khác, cần theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các kết luận thanh tra. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cá nhân không thực hiện các kết luận, quyết định xử lý của các cơ quan, tổ chức thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm túc theo các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy thanh tra nói chung và lực lượng chuyên trách xử lý sau thanh tra nói riêng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các kết luận thanh tra.
Xin chân thành cám ơn ông!
Thùy Hương (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Không phải “gồng mình” thưởng tết

Những tín hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh từ đầu năm giúp nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may không phải “gồng mình” để thưởng tết cho người lao động như từng xảy ra ở một số năm trước.

Không phải “gồng mình” thưởng tết
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Chậm đóng bảo hiểm: Công khai danh sách các đơn vị kéo dài

11 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 1.654/4.107 doanh nghiệp (DN) chậm đóng các loại hình bảo hiểm với tổng số tiền chậm lên đến 335.141 triệu đồng, tăng 44.334 triệu đồng so với tháng trước. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, bà Bùi Thị Thu Lý.

Chậm đóng bảo hiểm Công khai danh sách các đơn vị kéo dài
Return to top