ClockChủ Nhật, 27/10/2019 15:02

70 năm nghĩa tình sắt son

TTH.VN - Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng nhưng trong tâm trí những cựu chiến binh từng hoạt động trên đất bạn Lào vẫn hằn sâu nghĩa tình sắt son. Với họ, tình cảm hữu nghị giữa hai đất nước Việt Nam – Lào luôn thiêng liêng, nồng ấm.

Truy điệu và an táng 18 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hi sinh tại LàoHội đàm thường niên về công tác quy tập hài cốt liệt sĩBa Việt của các con LàoMối quan hệ đặc biệt hai nước Việt Nam – Lào ngày càng bền chặtĐưa các anh về với đất mẹ

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng tại lễ kỷ niệm ngày truyền thống quân tình nguyện Việt Nam tại Lào

Giúp bạn là tự giúp mình

Từ ngày Thường vụ Trung ương Đảng họp ra quyết định: “Các lực lượng Quân đội Việt Nam hoạt động trên chiến trường Lào, tổ chức thành hệ thống riêng và mang danh nghĩa là quân tình nguyện” vào năm 1949,  nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, chấp nhận mọi hy sinh, sát cánh cùng các lực lượng cách mạng Lào tuyên truyền, giác ngộ quần chúng,  xây dựng lực lượng chống địch, bảo vệ Nhân dân.

70 năm sau, họ gặp lại nhau với những cái bắt tay thật chặt, những chiếc ôm nồng ấm, cùng ôn lại cuộc chiến tranh trường kỳ. Ở đó, có biết bao gian khổ ác liệt của bom đạn địch; thổ phỉ gieo rắc bao đau thương cho Nhân dân nước bạn Lào. Với tinh thần “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa, giúp bạn là tự giúp mình”, quân tình nguyện Việt Nam đã giúp nước bạn giành lại độc lập, tự do thống nhất tổ quốc.

Nhiều cựu chiến binh rưng rưng khi nhớ về những ngày gian khó, đó là những ngày thực hiện chiến dịch trung thượng Lào chia lửa Điện Biên hay cuộc chiến đấu giải phóng cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng... Ông Lê Văn Thiệp một trong những nhân chứng của cuộc chiến không khỏi bồi hồi khi nhớ về ngày xưa. Cái ngày ông cùng đồng đội được Nhân dân các bộ tộc Lào đùm bọc, yêu thương. Ông bảo, trong thời gian chống Pháp, ông phối hợp với Trung đoàn 101 của Thừa Thiên Huế vào chiến đấu ở cánh đồng Chum, ngăn chặn địch viện trợ cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Các cựu chiến binh cùng nhau ôn lại kỷ niệm xưa

Trên từng mảnh đất Lào đều ghi dấu sự hi sinh, mồ hôi của của cán bộ chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam. Hơn 20 năm, cùng ăn ở với Nhân dân Lào, cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Thanh vẫn nhớ như in sự sẻ chia trong thời gian khó. Ông Thanh có hơn 5 năm cùng lực lượng tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên chiến trường Lào và gần 20 năm cùng nước bạn xây dựng đất nước. “Đó là khoảng thời gian thấm đậm nghĩa tình, chúng tôi một lòng giúp đỡ nước bạn, chiến đấu chống ngoại xâm. Cùng Nhân dân Lào sẻ chia khó khăn, xây dựng đất nước sau khi cuộc chiến kết thúc”, ông Thanh chia sẻ.

Chiến tranh ác liệt, hơn 3.000 hài cốt liệt sỹ Bộ đội Việt Nam vẫn còn nằm trên đất Lào. Trong giây phút xúc động sau 70 năm, ông Viêng Xay Phommachanh, Tổng Lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng  xúc động ghi nhận sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam là nhân tố quyết định trong cuộc cách mạng Lào. “Sự quên mình của các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam là điều mà Nhân dân và các thế hệ trẻ Lào sẽ không bao giờ quên”, ông Viêng Xay Phommachanh nói.

Tiếp tục sẻ chia

Tại lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Quân tình nguyện Nam tại Lào diễn ra ngày 27/10 với sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Hồ Văn Hải; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Thái Sơn, ông Nguyễn Đức Thuận, Trưởng ban Liên lạc quân tình nguyện Việt – Lào (Ban liên lạc) bảo rằng, tinh thần sẻ chia giữa hai đất nước Việt Nam – Lào vẫn được tiếp tục nhằm  phát huy truyền thống vẻ vang và những thành quả mà các thế hệ cha anh đã đạt được.

Hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh khen thưởng các cá nhân điển hình

Ban liên lạc ra đời gần 10 năm là cầu nối nhằm truyền tải thông điệp thủy chung, sáng mãi của hai dân tộc Việt – Lào. Hằng năm, ngoài ôn lại kỷ niệm những ngày gian khó, họ cùng nhau kết nối bảo trợ học sinh Lào du học tại Huế, coi đó là nhiệm vụ chính trị, xuyên suốt trong công tác tổ chức quân tình nguyện Việt Lào tỉnh Thừa Thiên Huế. “Để gắn kết tình cảm giữa hai đất nước. Mỗi gia đình trong chi hội nhận bảo trợ 2-3 em du học sinh Lào, đến nay có 55 gia đình nhận bảo trợ học sinh Lào, nhờ điều này mà các cháu khi học xa nhà cảm thấy ấm áp. Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức thăm hỏi, phúng viếng khi có người qua đời. Chúng tôi vẫn còn nhớ như in những trận đánh khi xưa để truyền thụ cho thế hệ trẻ hai nước trên con đường xây dựng bảo vệ tổ quốc”, ông Thuận chia sẻ.

Ngoài ra, trong những năm qua, Ban liên lạc phối hợp với các cơ quan đơn vị triển khai những hoạt động thiết thực, như tặng cơ sở vật chất cho lực lượng bảo vệ biên giới thuộc tỉnh Salavan và Sê Kông (Lào) trị giá 20 triệu đồng; phối hợp với các đồn biên phòng tuyến biên giới Việt – Lào giúp 250 ngày công tu sửa doanh trại, làm hơn 5km đường nội bộ; vận động kinh phí giúp Nhân dân nước bạn Lào xây dựng 44 nhà hữu nghị và nhiều công trình dân sinh…

Trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Ban liên lạc và các chi hội, cá nhân điển hình đã được UBND tỉnh, Hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh ghi nhận, khen thưởng.

Bài, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các sự kiện, chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Hai chương trình nghệ thuật đặc biệt được truyền hình trực tiếp, trình chiếu phim tài liệu “Bác sĩ Trần Duy Hưng - Một phẩm cách Hà Nội”, phim truyện điện ảnh “Đào, Phở và Piano” là một phần trong loạt sự kiện, chương trình trọng điểm được Đài truyền hình Việt Nam chuẩn bị ra mắt trên các kênh sóng VTV nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Các sự kiện, chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết

Tối 1/9, chương trình cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) đã diễn ra tại ba điểm cầu Khu lưu niệm Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải Quân (phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết
Trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho đảng viên

Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024), ngày 30/8, Đảng bộ thị trấn Phú Đa (Phú Vang) tổ chức trao tặng huy hiệu 70 năm tuổi đảng cho đảng viên Trần Thị Linh, đảng viên Chi bộ Viễn Trình. Ông Trần Gia Công – TUV, Bí thư Huyện ủy Phú Vang dự, trao tặng Huy hiệu và tặng hoa chúc mừng.

Trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho đảng viên
Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024):
Sáng ngời bản lĩnh ngoại giao Việt Nam

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị để mang đến những thắng lợi to lớn cho dân tộc. Sự kiện ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cách đây 70 năm là minh chứng cho bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Lần đầu tham gia một hội nghị đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các nước lớn tham gia hội nghị đều có mục tiêu và lợi ích riêng nhưng đoàn đàm phán của ta đã phát huy chiến thắng trên chiến trường, sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, kiên định về nguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược để giành được những kết quả quan trọng trên bàn Hội nghị Geneva.

Sáng ngời bản lĩnh ngoại giao Việt Nam
KỶ NIỆM 70 NĂM KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH GENÈVE (21/7/1954 – 21/7/2024)
Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán

Với kinh nghiệm quý báu từ Hội nghị Genève, cùng trí tuệ và bản lĩnh ngoại giao sắc bén, Đại sứ Hà Văn Lâu góp phần rất lớn đưa đến sự thắng lợi trên bàn đàm phán Paris, buộc Mỹ phải chấp nhận rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ vào mùa Xuân 1975 lịch sử.

Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán

TIN MỚI

Return to top