ClockThứ Năm, 09/11/2017 05:41

Ấm lòng

TTH - Vất vả khi phải di dời để chạy lũ nhưng người dân xã Phú Mậu (Phú Vang) lại ấm lòng bởi sự giúp đỡ, sẻ chia của bà con lối xóm, chính quyền địa phương.

Bà Cúc vui mừng vì đàn gà không thiệt con nào sau lụt

Ngày 8/11, khi nước vừa rút, gia đình bà Trần Thị Cúc (thôn Lại Ân, là một trong những hộ ở gần bờ sông) nhanh chóng về lại nhà để dọn dẹp, ổn định cuộc sống. “Trước lúc chạy lũ, gia đình tui đã được Đội phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của thôn đến chung tay giúp kê cao đồ đạc. Mấy lồng gà cũng được kê lên cao.  Vật dụng có giá trị được chuyển giúp sang nhà hàng xóm. Nước tràn vào nhà nhưng được phòng ngừa chu đáo nên một con gà cũng không thiệt hại”- bà Cúc mừng rỡ kể về mấy ngày chạy lụt vừa qua. Với bà, vất vả nhưng ấm lòng vì hàng xóm ai cũng sẵn lòng giúp chén cơm nóng, chỗ ngủ ấm. “Mưa to gió lớn mà trưởng thôn cùng mấy bộ địa phương còn đem mỳ ăn liền đến. Mấy gói mỳ lúc đó, tui thấy ngon cách chi. Thiệt đúng là một miếng ngon khi đói...”, bà Cúc chia sẻ.

Bà Đặng Thị Huệ (82 tuổi) móm mém kể: “Nhà tui gần bến sông nên cán bộ thôn, xã thúc giục di dời sớm, tránh nguy hiểm. Tui đến nhà con gái ở. Mấy anh chị đội mưa đội gió, đi ghe lên tận nhà con gái tui để trao thùng mỳ. Lụt lội khan hiếm, không đi mô làm chi được nên một gói mỳ cũng quý”. Bà Hồ Thị Hoài Phương, người phải di dời đến nơi ở khác trong trận lũ cũng bày tỏ xúc động vì được mọi người quan tâm.

 Ông Kỳ Hữu Hưng, Trưởng thôn Lại Ân bảo, đó là “phần” mỳ gói huyện đưa về xã để tiếp tế cho bà con trong lúc di dời. Vậy nên, những người như ông phải kịp thời trao tận tay cho bà con. Đây cũng là cử chỉ thể hiện sự quan tâm lúc hoạn nạn.

Theo ông Phùng Hiếu Cơ, Chủ tịch UBND xã Phú Mậu, nhiều năm qua, mỗi thôn trong toàn xã đều thành lập Đội phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, gồm cán bộ cốt cán các đơn vị (công an, thanh niên, phụ nữ...).  Đội là “mũi nhọn” trong việc giúp đỡ bà con khi gặp hoạn nạn. Đặc biệt, trước, trong và sau những trận lũ lụt như thế này, gia đình nào ở vị trí xung yếu, sát bờ sông phải “chạy” gấp, hoặc neo người, các thành viên của đội sẵn sàng có mặt giúp đỡ, hỗ trợ bất cứ lúc nào. “Để bà con yên tâm, tin tưởng thì không chỉ nói suông, mà phải bằng hành động, dù rất nhỏ”- ông Cơ nói.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh- Thùy Trang 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di dời lồng cá trên sông Bồ

121 lồng cá trắm cỏ của 38 hộ dân thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú (Quảng Điền) đang nuôi trên sông Bồ buộc phải di dời đến nơi khác và giảm lồng nuôi để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt. Đây là quyết định của UBND huyện Quảng Điền cũng như theo phân tích của các sở, ngành liên quan, nhằm bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng phụ cận.

Di dời lồng cá trên sông Bồ
Cảnh báo lũ trên lưu vực các con sông

Từ ngày 22 đến 24/11, trên các sông khu vực Thừa Thiên Huế khả năng xuất hiện một đợt lũ. Nguy cơ xảy ra ngập lụt, ngập úng kéo dài và trượt lở đất ở các địa phương.

Cảnh báo lũ trên lưu vực các con sông
Return to top