ClockThứ Bảy, 16/07/2022 14:00

Ấm lòng những người ở lại

TTH - Tận tình chăm sóc và thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi người có công (NCC) với cách mạng và thân nhân NCC là trách nhiệm, nghĩa cử thiêng liêng, cao đẹp mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn tỉnh luôn đặt lên hàng đầu.

Tận tình với người có côngHuy động nguồn lực hỗ trợ người có công

Lãnh đạo tỉnh thăm hỏi, tặng quà cho người có công với cách mạng

Tri ân

Những ngày tháng 7, ký ức về những người con, người anh em, đồng đội và về những cuộc chiến ác liệt lại ùa về trong tâm trí của nhiều gia đình, những thương, bệnh binh, người từng tham gia kháng chiến. Là địa phương có nhiều căn cứ địa cách mạng quan trọng, "vùng đỏ" trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thừa Thiên Huế vẫn mang trong mình những quá khứ hào hùng, oanh liệt nhưng cũng lắm mất mát, đau thương. Khi điều kiện đất nước, địa phương ngày một khởi sắc, những người lính, NCC với cách mạng được xã hội quan tâm nhiều hơn, dù rằng vẫn không bao giờ là đủ với những công lao mà họ đã cống hiến, hy sinh.

Với gần 90.000 NCC, trong đó có trên 17.600 NCC và thân nhân NCC đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp và thực hiện các chế độ ưu đãi đối với NCC và thân nhân NCC đảm bảo đúng, đủ, toàn diện và bao phủ. Ngoài trợ cấp, chính quyền còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm… Công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe NCC luôn đặc biệt được chú trọng. Từ đầu năm đến nay, Sở LĐTB&XH tổ chức nhiều đoàn điều dưỡng tập trung ở các huyện Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền với hơn 600 NCC; đồng thời tiếp tục tổ chức điều dưỡng tập trung cho những NCC còn lại theo kế hoạch hằng năm.

Đời sống của NCC không ngừng được nâng lên. Mức trợ cấp ưu đãi cho từng nhóm đối tượng chính sách tăng theo lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội. Đến nay, đời sống của các gia đình NCC được toàn xã hội quan tâm cải thiện, NCC và thân nhân NCC trên địa bàn tỉnh đều có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân trong khu dân cư, đạt tỷ lệ 98,42% so với tổng số hộ chính sách trên địa bàn.

Chính sách và chế độ ưu đãi người có công luôn được tỉnh quan tâm thực hiện đảm bảo đúng, đủ, kịp thời

Pháp lệnh Ưu đãi NCC năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021 mở rộng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC và bổ sung đối tượng NCC và thân nhân càng thể hiện nghĩa cử tri ân cao cả với những người đã không tiếc xương máu đem lại hòa bình, độc lập, hạnh phúc cho dân tộc, góp phần từng bước nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống đối với NCC.

Công tác "Đền ơn đáp nghĩa", trong đó có phong trào xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa trong những năm qua được chính quyền các cấp quan tâm thực hiện và nhận được sự đóng góp trên tinh thần trách nhiệm, tri ân của các cơ quan, cán bộ, các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp và Nhân dân trong toàn tỉnh. Hằng năm, Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh và cấp huyện thu được khoảng trên 5,5 tỷ đồng, cùng với nguồn hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa hàng chục ngôi nhà tình nghĩa, đền liệt sĩ, đài tưởng niệm... mỗi năm.

Xóa nghèo cho gia đình người có công

Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, NCC với cách mạng là đối tượng luôn được địa phương xác định tập trung ưu tiên giải quyết đầu tiên. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi đối với NCC đã được ban hành; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung, hoàn thiện. So với mức sàn an sinh xã hội thì đối tượng NCC đạt cao nhất, cao hơn tất cả các nhóm chính sách khác. Về cơ bản, trên địa bàn tỉnh không còn hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách NCC ở dưới mức sàn an sinh xã hội (hộ nghèo cùng cực).

Với mong muốn cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCC thuộc hộ nghèo, cách đây 4 năm, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về "Xóa nghèo cho hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách NCC". Bằng nhiều giải pháp, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ, trong đó tỉnh đã trích từ Quỹ đền ơn đáp nghĩa hỗ trợ cho 64 hộ nghèo có thành viên NCC không có khả năng lao động với mức 1 triệu đồng/hộ/tháng.

Kết quả thực hiện đến nay, toàn tỉnh còn khoảng 170 hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng NCC, giảm 213 hộ so với năm 2018. Nguyên nhân còn hộ nghèo NCC kể trên là do đối tượng ốm đau, bệnh nặng kinh niên (di chứng do chiến tranh), hoặc NCC ở cùng hộ gia đình có đông đồng bào dân tộc thiểu số... Và một lý do nữa là khi hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/hộ thì mức sống của hộ gia đình cao hơn chuẩn nghèo, đến khi không hỗ trợ nữa thì các hộ không thể thoát nghèo do không còn khả năng lao động.

Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở hướng dẫn của UBND tỉnh và Sở LĐTB&XH, các địa phương đã triển khai kế hoạch giảm nghèo bền vững phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội, cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp giảm nghèo; xây dựng phương án giảm nghèo chi tiết đến từng hộ gia đình để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo có hiệu quả. Đặc biệt quan tâm, hỗ trợ hộ nghèo thuộc chính sách NCC với cách mạng.

Đề án giảm nghèo bền vững của tỉnh giai đoạn 2021-2025 cũng có đề xuất chính sách riêng, đặc thù của tỉnh để nhằm "xóa nghèo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên đang hưởng chính sách NCC cách mạng" theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2022-2025 với những giải pháp bền vững, như: hỗ trợ các dự án, mô hình giảm nghèo để nâng cao thu nhập; trợ cấp bằng tiền để thu nhập bình quân cao hơn mức chuẩn nghèo hiện hành; hỗ trợ nhằm tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ thuộc đối tượng và phân công cơ quan, đơn vị chung tay, đỡ đầu các hộ gia đình NCC thuộc diện nghèo, cận nghèo.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện

Ngày 12/11, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin, người được ghép tim xuyên Việt thứ 12 đã làm thủ tục xuất viện. Lãnh đạo BV cùng đội ngũ chăm sóc sau ghép tặng hoa chúc mừng và chia vui cùng gia đình người bệnh.

Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện
Return to top