ClockThứ Tư, 22/08/2018 06:00

Chủ động, sẵn sàng ứng chiến

TTH - Bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh xác định lực lượng vũ trang là nòng cốt trong việc tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Chủ động trước các tình huống bất ngờNâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật

Lực lượng vũ trang tỉnh giúp dân khắc phục hậu quả mưa bão. Ảnh: Thanh Thảo

Đồng hành cùng dân

Là đơn vị phụ trách địa bàn trọng điểm, dân số đông, những năm qua, Ban CHQS TP. Huế luôn là đơn vị nổi bật trong công tác phòng chống bão lụt và đồng hành cùng người dân khắc phục hậu quả sau bão lụt.

Thiếu tá Hồ Đắc Quốc, Phó Chỉ huy trưởng - Tham mưu trưởng Ban CHQS TP. Huế cho biết, cùng với cán bộ chiến sĩ trong đơn vị, Ban CHQS thành phố luôn xác định lực lượng dân quân tự vệ là nòng cốt trong công tác phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Ngay từ đầu năm, đơn vị đã tổ chức cho lực lượng dân quân năm thứ nhất huấn luyện các nội dung về các kĩ năng tìm kiếm cứu nạn như: bơi, chèo thuyền…

Trước mùa mưa bão, đơn vị đều triển khai kiểm tra, bổ sung điều chỉnh phương án PCTT và TKCN, rà soát nhân lực và phương tiện; đồng thời tiến hành khảo sát các vùng thấp trũng, cùng với địa phương rà soát lại các đối tượng cần ưu tiên giúp đỡ như: người già, người tàn tật, phụ nữ mang thai… để có phương án hỗ trợ khi cần thiết.

Khi tình huống thiên tai khẩn cấp xảy ra, Ban CHQS TP. Huế có thể huy động 2 trung đội dân quân cơ động và 1 đại đội quân nhân dự bị động viên khẩn cấp tham gia phòng chống bão lụt, TKCN với các phương tiện chuyên dụng như ôtô, canô, thuyền máy và một lượng lớn áo phao, phao cứu sinh. Tại mỗi phường đều có 1 trung đội dân quân cơ động tại chỗ với các phương tiện như: máy cưa, máy bơm nước, xuồng các loại… luôn sẵn sàng túc trực hỗ trợ người dân khi xảy ra tình huống xấu.

Không chủ quan

Đại tá Nguyễn Ngọc Lâm, Phó Chỉ huy trưởng - Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh cho biết, để chuẩn bị tốt công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai và TKCN trên toàn địa bàn tỉnh, ngay từ đầu năm, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức quan triệt sâu sắc đến mọi cán bộ, chiến sĩ các văn bản quy định về PCTT, TKCN của Trung ương, Bộ Quốc phòng, của Tư lệnh Quân khu và UBND tỉnh nhằm chủ động ứng phó. Lực lượng vũ trang các đơn vị đều xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm, cần phối kết hợp với hệ thống chính trị và toàn dân đảm bảo luôn chủ động trong mọi tình huống, giảm thiểu đến mức thấp nhất hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn. Lực lượng dân quân xung kích ở các địa phương cũng đã phối hợp tốt với lực lượng thanh niên, hội chữ thập đỏ… hình thành các tổ đội xung kích PCTT và TKCN thực hiện các nhiệm vụ trước, trong và sau bão lụt.

Nhận định tình hình thiên tai năm nay sẽ diễn biến phức tạp, khó lường, Bộ CHQS tỉnh đã củng cố, thành lập Trung đội phản ứng nhanh tại đơn vị, đảm bảo cơ cấu về quân số, phương tiện, phân công 4 đồng chí chỉ huy phụ trách; trong tháng 8 này đã tổ chức tập huấn một số nội dung về công tác PCTN.

Bộ CHQS tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch phân công cụ thể cho các đơn vị từ cơ quan Bộ chỉ huy đến các đơn vị cấp dưới.  Đối với các tình huống vừa và nhỏ, các đơn vị tại cơ sở chủ động triển khai ứng phó, khi có tình huống nghiêm trọng xảy ra, Bộ chỉ huy sẽ điều động lực lượng cơ động của đơn vị và các lực lượng chính quy như Trung đoàn Bộ binh 6, Tiểu đoàn 3 Tăng thiết giáp… cơ động đến các địa bàn trọng điểm để phối hợp cùng giải quyết. Với các tình huống cực kì nghiêm trọng Bộ chỉ huy sẽ đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu IV tăng cường thêm các lực lượng từ nơi khác chi viện.

Theo Đại Tá Nguyễn Ngọc Lâm, sau mỗi đợt triển khai PCTT và TKCN phải tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả đạt được nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục những mặt còn hạn chế. Qua mùa mưa bão năm 2017, Bộ CHQS tỉnh đã rút kinh nghiệm cần thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” để hoàn thành nhiệm vụ, luôn luôn chủ động trong kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, dự báo, không chủ quan trước bất cứ một loại hình thiên tai nào.

Năm 2017, Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các địa phương ven biển kêu gọi 1.922 lượt tàu thuyền phương tiện với hơn 138.000 lao động về nơi trú ẩn an toàn trong các đợt thiên tai và cùng triển khai di dời 1.791 hộ/729 khẩu tại các vùng xung yếu trên địa bàn toàn tỉnh; góp phần cùng với các địa phương giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Return to top