ClockThứ Tư, 15/08/2012 05:40

Vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió

TTH - Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới vùng biển với phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cho nhân dân, trước mùa mưa bão năm nay, Đồn Biên phòng Lăng Cô triển khai kế hoạch phòng chống lụt bão theo phương châm "Chủ động từ đơn vị đến các địa bàn"...

Chủ động tại đơn vị

 

Trên đường dẫn chúng tôi đi kiểm tra tình hình chủ động ứng phó trước mùa mưa bão tại các địa bàn xung yếu, trung tá Nguyễn Văn Nga, Đồn trưởng Đồn biên phòng Lăng Cô cho biết: “Để chủ động phòng chống trước mùa bão lũ năm nay, BCH đồn đã phối hợp cùng cấp ủy Đảng, chính quyền thị trấn Lăng Cô thống nhất kế hoạch, phương án PCBL – TKCN; khoanh vùng các khu vực thấp trũng và thường xuyên ngập lụt, vùng có khả năng xảy ra lũ tàn phá mạnh để xây dựng kế hoạch di dời, sơ tán dân cụ thể trước khi thiên tai, bão lũ xảy ra...”.

 

Đồn Biên phòng Lăng Cô phụ trách bảo vệ đoạn bờ biển dài 36km, có các khu vực vùng sâu, vùng xa như Hói Dừa, An Cư Tây, đầm Lập An, đảo Sơn Chà, chịu tác động rất lớn khi có mưa bão. Đặc biệt, địa hình nơi đây rất phức tạp, khó khăn trong việc cơ động lực lượng ứng cứu khi mưa bão xảy ra. Bước vào mùa bão lụt năm nay, đơn vị đã chủ động kiện toàn Ban chỉ đạo PCBL – TKCN của Đồn, phân công cụ thể cho từng thành viên phụ trách từng mảng và từng khu vực; triển khai lực lượng về các thôn phối hợp với chính quyền giúp dân chằng chống nhà cửa, gia cố đê bao vùng diện tích sản xuất và bám trụ tại các địa bàn trước mùa bão lũ...

 

Dẫn tôi đi thăm kho dự trữ lương thực, thực phẩm của đơn vị, trung tá Nga cho biết: “Lương thực thực phẩm của đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ theo quy định gồm 2,5 tấn gạo, 100 thùng mì tôm, 50-60 lít dầu ăn và nước mắm cùng các nhu yếu phẩm cần thiết đủ cho cán bộ chiến sĩ dùng trong vòng 60 ngày. Bên cạnh đó, đơn vị còn hợp đồng với các cửa hàng kinh doanh dự trữ xăng, dầu... đáp ứng cho các phương tiện hoạt động ứng cứu trong bão lũ và đảm bảo dự phòng lương thực đủ dùng cho khoảng 500 – 700 người dân sơ tán tránh bão lụt tại đồn”. Hiện, Đồn biên phòng Lăng Cô huy động 70% quân số của đơn vị, chuẩn bị phương tiện gồm 2 ca nô, 100 lít xăng, 50 lít dầu, huy động 20 xe ô tô tải, 30 xe khách các loại, 60 chiếc ghe thuyền của các hộ dân trên địa bàn thường trực, sẵn sàng làm nhiệm vụ PCBL – TKCN khi bão lũ xảy ra.

 

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, ngoài huấn luyện theo kế hoạch được cấp trên phê duyệt, đơn vị tăng cường bổ sung thêm thời gian, thời lượng huấn luyện chuyên ngành về công tác cứu hộ cứu nạn trên biển. Trong đó, tập trung huấn luyện về thao tác sử dụng các loại phương tiện, tiếp cận kỹ thuật mới, nâng cao thể lực cho các cán bộ, chiến sĩ… Định kỳ, đơn vị tổ chức huấn luyện cơ bản về ném dây, quăng phao, lái ca nô tiếp cận mục tiêu trong các tình huống luồng lạch chật hẹp, sóng to gió lớn… để cán bộ, chiến sĩ thuần thục khi làm nhiệm vụ...

 

Đến chủ động cho địa phương

 

Rút kinh nghiệm từ các mùa bão lũ trước, năm nay Đồn biên phòng Lăng Cô chủ động triển khai đồng bộ các công tác PCLB. Cấp ủy, Ban chỉ huy đơn vị thường xuyên tổ chức kiểm tra tình hình tại các địa bàn xung yếu để có phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản cho nhân dân. Xác định công tác di dân ra khỏi vùng nguy cơ bão lớn, lũ sâu là nhiệm vụ trọng tâm, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương lập phương án chi tiết sơ tán, bảo vệ dân ở những vùng thấp trũng, có kế hoạch di dời dân đến nơi an toàn như trụ sở cơ quan, nhà họp thôn và trường học... nơi gần nhất. Anh Trần Văn Giảng, Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô nói rằng: “Đồn đã tổ chức lực lượng giúp dân chằng chống nhà cửa, thu hoạch hoa màu và có phương án thực hiện công tác bảo vệ tài sản cho dân trong khi sơ tán tránh bão lụt. Sẵn sàng ứng cứu kịp thời các phương tiện gặp nạn xảy ra mọi lúc, mọi nơi trong vùng biển địa phương”.

 

Để đảm bảo chủ động hỗ trợ địa phương, Đồn biên phòng Lăng Cô thành lập 1 đội thường trực tại đơn vị, sẵn sàng cơ động chi viện cho các thôn, các địa bàn để kịp thời xử lý giúp dân trong mọi tình huống. Ngoài ra, đơn vị còn tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm, đặc biệt là đảm bảo dự trữ tại chỗ cho các địa bàn có nguy cơ bị chia cắt. Nhờ đó, chính quyền địa phương đã bám sát kế hoạch phối hợp với đồn thực hiện có hiệu quả phương châm “5 tại chỗ” trong công tác PCBL; chú trọng tăng cường thực hiện “tự quản tại chỗ” để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trước, trong và sau bão lũ.

Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyển quân chặt chẽ ngay từ khâu sơ khám

Hội đồng nghĩa vụ quân sự (NVQS) các xã, phường đã triển khai, thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ và khách quan ngay từ khâu sơ tuyển tại các địa phương.

Tuyển quân chặt chẽ ngay từ khâu sơ khám
Nghiệm thu khảo sát đường tuần tra biên giới

Ngày 28/11/, Đoàn công tác Quân khu 4 do Đại tá Phạm Văn Dũng, Phó Tham mưu trưởng Quân khu làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, nghiệm thu khảo sát đầu tư xây dựng đường tuần tra biên giới trên địa bàn huyện A Lưới.

Nghiệm thu khảo sát đường tuần tra biên giới
Những nữ quân nhân “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Đoàn kết, tập hợp hội viên cùng nhau thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách hậu phương quân đội thông qua những mô hình, cách làm hiệu quả đã, đang là mục tiêu Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hướng đến.

Những nữ quân nhân “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Chi hội phó năng động, nhiệt huyết

“Năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm với mỗi công việc được giao…” là nhận xét chung của cán bộ, hội viên Chi hội Phụ nữ Phòng Chính trị khi nhắc đến Thượng úy QNCN Phan Thị Ngọc Anh, nhân viên Ban Tuyên huấn, Chi hội phó Hội Phụ nữ Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh.

Chi hội phó năng động, nhiệt huyết
Return to top