ClockChủ Nhật, 05/04/2020 15:29

An sinh cho người bán vé số

TTH.VN - Người bán vé số được xem là đối tượng dễ bị “tổn thương” nhất khi dịch COVID-19 bùng phát.

Hà Nội: Phạt tiền nhiều hành vi ảnh hưởng đến việc phòng chống dịch

 Trao hỗ trợ cho người bán vé số

Mất nguồn thu nhập

Trước đây mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Hà, thành phố Huế, kiếm được khoảng 150 ngàn đồng từ việc bán vé số dạo, số tiền không lớn nhưng cũng đủ trang trải qua ngày cho 3 mẹ con. Tuy nhiên, từ khi có quyết định tạm dừng hoạt động xổ số, bà đứng ngồi không yên khi nguồn thu nhập chính của gia đình từ những tờ vé số không còn.

Sức khỏe không tốt nên bán vé số được xem là “cần câu cơm” chính của gia đình. Mấy ngày nay, tôi cũng thử đi xin việc dọn dẹp nhà cửa để trang trải cuộc sống trong nhà nhưng các hàng quán đều đóng cửa nên việc tìm kiếm công việc khác để mưu sinh rất khó. Chưa nói, sức khỏe yếu nên việc tìm các công việc ở các công trường xây dựng hay 1 số công việc cần sức lực nhiều hầu như không được. Giờ gia đình chỉ còn cầm cự được nhờ nguồn hàng hóa mà một số tổ chức từ thiện trao tặng, nếu kéo dài không biết sẽ ra sao, bà Hà trải lòng.

Đó cũng là tâm sự của anh Nguyễn Văn Sơn có 20 năm trong nghề bán vé số dạo. Bị khuyết tật từ nhỏ, không thể làm nghề khác. Mỗi ngày, anh Sơn bán 200 tờ vé số, kiếm được 200 ngàn đồng. Từ sau tết, vé số khá ế và giờ thì nghỉ bán, gánh nặng kinh tế càng khiến anh thêm lo lắng.

“Nghề bán vé số không dư giả, khấm khá gì, chủ yếu sinh sống qua ngày nên việc chắt góp sống qua dịch COVID-19 rất khó. Tôi đang lo, nếu kéo dài không biết xoay xở sao để nuôi ba mẹ già”, anh Sơn buồn buồn.

Những người bán vé số như anh Sơn, bà Hà… là đại diện cho nhóm lao động phi chính thức, không có hợp đồng lao động, không được đóng bảo hiểm xã hội hay hưởng lương cố định. Nhiều người trong số họ thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, khuyết tật mất khả năng lao động.

Chuẩn bị các phần quà cho người bán vé số

Chia sẻ

Trước những khó khăn của người bán vé số và các đối tượng dễ bị tổn thương khác, nhiều nhà hảo tâm, doanh nghiệp đã tổ chức các chương trình tặng quà, tiếp sức cho người bán vé số vượt qua khó khăn.

Mới đây, bà Nguyễn Thị Hoa, chủ đại lý vé số tại Thị trấn Sịa (Quảng Điền) tổ chức cấp phát quà hỗ trợ cho 58 người bán vé số của đại lý, mỗi suất quà trị giá 500 ngàn đồng, gồm gạo và các nhu yếu phẩm.

Theo bà Hoa, những người bán vé số cho đại lý đa phần đều là hộ nghèo, khuyết tật mất sức lao động nên việc ngừng bán vé số sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của họ. Việc chia sẻ khó khăn cùng người bán vé số là việc tất yếu phải làm vì họ chính là những người đã góp phần tạo nên thu nhập ổn định cho đại lý cũng như các công ty xổ số…

Nhiều nhà hảo tâm cũng đã chung tay thông qua Mặt trận TQVN tỉnh, huyện, xã đến các hội nhóm… chia sẻ khó khăn đến những người bán vé số, hộ nghèo. Thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết, đơn vị sẽ tặng 150 suất quà cho người bán vé số và người nghèo ở 2 phường: Thuận Thành và Phú Hiệp vào tuần tới. Đồng thời sẽ kêu gọi sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ thêm cho những đối tượng này trong thời gian tiếp theo góp phần lan tỏa thêm tinh thần hỗ trợ cho hộ nghèo, những đối tượng khó khăn chống dịch COVID-19.

Mới nhất, tại cuộc họp ban chỉ đạo chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết sẽ có gói hỗ trợ cho người bán vé số nghỉ việc từ 1/4. Theo đó, mỗi người bán vé số sẽ được hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày cho khoảng 1.200 người bán vé số trong vòng 1 tháng. Đây được xem là hoạt động nhằm đảm bảo an sinh cho đối tượng bán vé số nói riêng và người nghèo nói chung.

Tập trung thống kê

 Người bán vé số chủ yếu là người khuyết tật mất sức lao động

Để đảm bảo công tác hỗ trợ người bán vé số đúng đối tượng, tránh hiện tượng trục lợi chính sách, ngoài dựa trên số liệu thống kê từ Công ty TNHH NN MTV Xổ số Kiến thiết Thừa Thiên Huế, các địa phương cũng tăng cường công tác khảo sát, nắm bắt số liệu và hoàn cảnh những người bán vé số, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn để có hướng hỗ trợ phù hợp.

Đại diện Công ty TNHH NN MTV Xổ số Kiến thiết Thừa Thiên Huế chia sẻ, số liệu sơ bộ trên địa bàn có khoảng 1.200 người bán vé số. Tuy nhiên, số liệu này chưa hoàn toàn chính xác vì thế công ty đang phối hợp với các địa phương tiếp tục thống kê, sàng lọc các đối tượng.

Ông Dương Xuân Mân, Trưởng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Huế chia sẻ, người bán vé số thường là những người có sức khỏe yếu, khuyết tật nên khó tìm kiếm các công việc khác. Đa phần họ nằm trong các nhóm đối tượng nhận bảo trợ xã hội như: khuyết tật, hộ nghèo… nên để tránh việc trùng lặp phòng đang tiến hành thống kê, phân loại số lượng hộ, người đang tham gia bán vé số trên địa bàn. Hiện mới chỉ có số liệu sơ bộ tại 17 phường trên địa bàn với 270 hộ có người tham gia bán vé số với 273 người. Trong đó, hộ nghèo có 47 hộ, 25 hộ cận nghèo, 198 hộ có hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi đang tiếp tục thống kê số liệu và phân loại ra những nhóm theo hoàn cảnh khác nhau để thuận lợi cho công tác hỗ trợ về sau.

Theo ông Mân, ngoài chính sách của tỉnh, hiện có rất nhiều chương trình, kênh khác nhau hỗ trợ cho người nghèo và những người bán vé số trên địa bàn. Đây là những hành động đẹp tiếp sức cho những đối tượng khó khăn, lan tỏa tinh thần tương thân tương ái đồng lòng chống dịch COVID-19.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Trao quà hỗ trợ giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn

Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sáng 16/11, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trao quà hỗ trợ cho các giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Trao quà hỗ trợ giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn
Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên

Tháng cao điểm “Vì người nghèo” (17/10 - 18/11/2024) là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc. Đây là dịp để mỗi cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, chia sẻ, giúp đỡ đối với người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, bà Nguyễn Thị Ái Vân chia sẻ:

Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên

TIN MỚI

Return to top