ClockThứ Ba, 24/10/2017 06:47

Cần chọn phương án bền vững để giúp hộ nghèo

TTH.VN - 19 xã nghèo ở hai huyện Nam Đông và A Lưới đã được các cơ quan, ban ngành hỗ trợ trên 2,5 tỷ đồng. Thông tin này được đưa ra vào chiều 23/10 tại buổi họp giao ban đánh giá kết quả bước đầu phân công các cơ quan, đơn vị giúp xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% giai đoạn 2016 – 2020. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính chủ trì hội nghị.

Từ nguồn “Quỹ vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã hỗ trợ gần 136 tỷ đồng cho hộ nghèo ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới... Các cơ quan, đơn vị được phân công giúp đỡ các xã nghèo đã phối hợp với chính quyền địa phương trong việc lựa chọn giải pháp hỗ trợ thiết thực, cải thiện tích cực các tiêu chí thiếu hụt theo chuẩn nghèo đa chiều. Các hộ nghèo được cầm tay, chỉ việc để lao động, sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu nhập.

Mô hình trồng rau sạch ở A Lưới 

Do số lượng hộ nghèo ở các xã là khá lớn nhưng phương pháp trợ giúp gần như cho không là chủ yếu nên chưa tạo được “cú hích” để hộ nghèo có ý thức vươn lên. Một số xã được trợ giúp còn thụ động, chậm xây dựng và ban hành các văn bản triển khai cũng như đề ra giải pháp giúp đỡ hộ nghèo. Người nghèo có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thiếu động lực phấn đấu để thay đổi phương thức làm ăn. Đồng bào tiếp thu chậm, kỹ năng thao tác đạt mức độ thấp nên họ ngại tham gia các lớp học nghề.

Kết luận tại buổi họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính, nhấn mạnh, kết quả bước đầu thực hiện Kế hoạch 16 của UBND tỉnh đã tạo bước chuyển biến trong nhận thức của hộ nghèo và các cấp chính quyền ở cơ sở. Tuy nhiên, thời gian tới, các hoạt động trợ giúp cần hướng đến tính bền vững như trợ giúp cần có cam kết, điều kiện kèm theo và hướng dẫn hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn, kỹ thuật sản xuất kinh doanh, đồng thời phối hợp để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hộ nghèo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, các cơ quan, đơn vị trợ giúp và địa phương cần quan tâm công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của người nghèo trong chi tiêu tiết kiệm và biết tích lũy để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo. Trong đó, cần tập trung vào đối tượng là con em hộ nghèo, cận nghèo trong nhận thức nghề nghiệp, học nghề, tìm kiếm việc làm và thay đổi phương thức sản xuất... 

Tin, ảnh: Huế Thu 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo

Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ (TP. Huế) đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10/2024.

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo
Khởi công nhà nhân ái tại xã Điền Hải

Ngày 5/11, Hội Thầy thuốc trẻ, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh phối hợp cùng Đoàn thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế, Huyện Đoàn Phong Điền tổ chức khởi công nhà nhân ái cho gia đình ông Lê Văn Nuôi (xã Điền Hải, Phong Điền).

Khởi công nhà nhân ái tại xã Điền Hải
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Return to top