ClockThứ Năm, 04/11/2021 18:40

Lấy ý kiến thông qua Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

TTH.VN - Chiều 4/11, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì Hội nghị lấy ý kiến thông qua Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Cử tri Nam Đông mong di dời ra khỏi các vùng sạt lở để đảm bảo an toànKéo dài hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2025Phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiQuốc hội thảo luận tại tổ hai dự án luật và biểu quyết một nghị quyếtKhai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiTăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển KTXHĐẩy mạnh giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tại hội nghị

Hội nghị lần này đã rà soát và lấy ý kiến của các đơn vị liên quan lần cuối để thông qua đề án. Sau khi nghe Ban Dân tộc báo cáo dự thảo Đề án, nhiều ý kiến cho rằng, đối với mục tiêu đến năm 2025, cần nâng cao về tỷ lệ sử dụng nước sạch; có chỉ tiêu cụ thể về đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở địa phương. Về chỉ tiêu 20% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng, ngành văn hóa cho rằng, việc thành lập các câu lạc bộ thì có thể thực hiện được nhưng duy trì hoạt động thường xuyên, có chất lượng thì khó có thể thực hiện đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, cần đánh giá lại chỉ tiêu này...

Hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới cho rằng, về chỉ tiêu tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại cần được xem xét lại vì với điều kiện hiện tại ở khu vực miền núi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại cho người dân khó đảm bảo.

Kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đơn vị. Ban biên tập Đề án cần nghiên cứu để hoàn chỉnh Đề án cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030 là Chương trình lớn của Đảng và nhà nước. Trong đó việc xác định các nhiệm vụ trọng tâm cũng như mục tiêu đến năm 2030 của Đề án có ý nghĩa then chốt. Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đối với công tác dân tộc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 sẽ tác động tích cực và quyết định đến sự thành công của Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030.

Tin, ảnh: Ngọc Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
Bồi dưỡng nghiệp vụ tôn giáo cho 200 đại biểu

Ngày 21/6, UBND huyện A Lưới phối hợp với Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ, tổ chức Hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo năm 2024.

Bồi dưỡng nghiệp vụ tôn giáo cho 200 đại biểu
Phát huy truyền thống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 20/6, tại xã Hồng Vân, huyện A Lưới, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống.

Phát huy truyền thống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số
Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi

Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chiếm tỷ lệ 18% so với toàn tỉnh 8,1%, đặt ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng dân số. Các ban, ngành đang nỗ lực tổ chức nhiều kế hoạch, chương trình nhằm cải thiện thể trạng cho nhóm trẻ này.

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi
Return to top