ClockThứ Sáu, 27/07/2018 09:31

Ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

TTH - Từ sự hỗ trợ của chương trình nhà ở cho người có công, nhiều gia đình có công với cách mạng được an cư trong ngôi nhà mới.

An cư trong nhà mới

Đến cuối đời, mệ Nguyễn Thị Cước (91 tuổi ở thôn Bắc Triều Vịnh, xã Phong Hiền, Phong Điền) đã thỏa niềm mong ước khi căn nhà dột nát mấy chục năm nay được thay bằng ngôi nhà kiên cố. Là thương binh, người có công với cách mạng, từng bị địch bắt tù đày trong những năm kháng chiến chống Mỹ, mệ Cước đã cống hiến cả cuộc đời và cô con gái là liệt sĩ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vì thế, mệ là đối tượng ưu tiên được nhận hỗ trợ từ Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng. Được hỗ trợ 40 triệu đồng từ chương trình này, cộng thêm đóng góp của các con, ngôi nhà của mệ Cước vừa được xây mới trong năm nay.

Trong ngôi nhà mới, mệ vừa mừng, vừa xúc động: “Lúc trước, hoàn cảnh khó khăn, nuôi con còn không đủ, lấy mô xây nhà. Rồi các con khôn lớn, lập gia đình riêng cũng vất vả, ngôi nhà của mệ chỉ chắp vá che nắng, che mưa. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mệ mới xây được nhà. Từ đây, mệ đã có ngôi nhà khang trang thờ chồng và con gái liệt sĩ, rứa là đã thỏa nguyện!”.

Nhiều gia đình thương binh, liệt sĩ khác gặp khó khăn về nhà ở cũng nhận được hỗ trợ xây dựng, cải tạo nhà ở, ổn định cuộc sống. Bà Hoàng Thị Huê (thôn Phe Tư, xã Phong Sơn, Phong Điền) vừa nhận được hỗ trợ 40 triệu đồng từ chương trình nhà ở cho người có công để xây nhà mới. Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, bà Huê là con gái của mẹ Việt Nam anh hùng, có 4 anh trai là liệt sĩ, bản thân bà cũng là người có công với cách mạng. Ngôi nhà cũ đã hư hỏng, xuống cấp, sự hỗ trợ kịp thời từ chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công đã giúp bà Huê xây được ngôi nhà mới ấm cúng nghĩa tình. 

Hoàn thành trong năm nay

Ông Nguyễn Phước Bửu Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho hay, chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ khẳng định sự quan tâm, ưu tiên chăm lo, đảm bảo vấn đề nhà ở đối với người có công với cách mạng, thay đổi đời sống của một bộ phận người có công với cách mạng gặp khó khăn về nhà ở. Việc hỗ trợ được thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình.

Chương trình được thực hiện theo 2 giai đoạn, với 5.264 hộ được hỗ trợ, tổng kinh phí 128.080 triệu đồng. Giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2013-2017 và giai đoạn 2 thực hiện trong năm 2018. Theo thống kê của Sở Xây dựng, trong giai đoạn 1, với nguồn kinh phí đã được Trung ương phân bổ và nguồn vốn tạm ứng từ ngân sách tỉnh, đến tháng 10/2017 đã xây dựng nhà ở cho 2.329 hộ với tổng kinh phí 61.580 triệu đồng, trong đó xây mới 750 nhà và cải tạo, sửa chữa 1.579 nhà. Giai đoạn 2, từ đầu năm, tỉnh đã bố trí 66.500 triệu đồng, hỗ trợ nhà ở cho 2.935 hộ. Đến nay, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 1.993 hộ, kinh phí 27.470 triệu đồng, phấn đấu hoàn thành chương trình nhà ở cho người có công theo Quyết định 22 trong năm nay.

Tuy nhiên, trong quá trình rà soát của một số địa phương, phát sinh thêm đối tượng thụ hưởng theo Quyết định 22 nằm ngoài danh sách 2 đợt đã được UBND tỉnh phê duyệt là 1.584 hộ, tương ứng với kinh phí 37.700 triệu đồng, hiện đang chờ chủ trương của UBND tỉnh.

Quá trình thực hiện Quyết định 22 còn gặp khó khăn về kinh phí nên thời gian thực hiện chương trình kéo dài từ năm 2013 đến nay. Từ đó, nảy sinh sự biến động hiện trạng nhà ở, về đối tượng và giá cả xây dựng so với khảo sát ban đầu. Một số hộ xin rút do không có kinh phí bù thêm để xây dựng, hộ gia đình là người có công đã mất, không còn con cái, hoặc hộ gia đình có công đã mất nhưng con cái của họ khó khăn, không thể tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở...

Ông Bửu Hùng đề xuất: “Đối với các hộ gia đình đặc biệt khó khăn ít có khả năng huy động nguồn lực từ gia đình, họ hàng nên rất khó tìm đủ nguồn vốn để xây dựng nhà ở, chính quyền các cấp nên vận động nguồn lực từ các tổ chức, đoàn thể cùng với sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chung tay giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà ở”.

NGUYỆT TÚ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấm áp tình thầy trò

Đến dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hẳn bất kỳ ai cũng nhớ đến một thuở mình cắp sách tới trường, nhớ hình ảnh các thầy cô giáo năm xưa đã dạy dỗ, quan tâm, thậm chí đòn roi để trò nên người.

Ấm áp tình thầy trò
Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo

Tập trung phát triển sản xuất song song với đẩy mạnh công tác nâng cao tay nghề cho người lao động, Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ Nhân Đạo trực thuộc Hội Người mù (HNM) TP. Huế (gọi tắt là HTX Nhân Đạo) đã duy trì hoạt động hiệu quả, từ đó tạo sinh kế bền vững cho nhiều hội viên khiếm thị.

Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo
Ấm áp trong những ngôi nhà Đại đoàn kết

Với phương châm “Tất cả vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong năm 2024, ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) các cấp và các tổ chức thành viên đã vận động được trên 85,5 tỷ đồng xây dựng mới, sửa chữa 2022 nhà Đại đoàn kết (ĐĐK), giúp người nghèo có nơi an cư, thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống.

Ấm áp trong những ngôi nhà Đại đoàn kết
Son sắt nghĩa tình Việt - Lào

Những ngày đi tìm đồng đội trên đất bạn Lào, hàng trăm câu chuyện xúc động đã được cán bộ, nhân viên Đội quy tập 192, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh ghi nhớ mãi.

Son sắt nghĩa tình Việt - Lào
Nghĩa tình đồng bào trong cơn bão dữ

Trong những ngày gần đây, khi cơn bão mang tên Yagi dữ dội đổ bộ vào miền Bắc, kéo theo những ngày sau đó là một loạt các thiên tai phía sau cơn bão dữ dội gây ra như sạt lở đất ở Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng… gây ra bao thiệt hại nghiêm trọng về người và của, tình người lại một lần nữa sáng rực giữa những cơn hoạn nạn.

Nghĩa tình đồng bào trong cơn bão dữ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top